• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-03-26 02:00:17 admin 800 Lượt xem
 

KINH NGHIỆM LÀM KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP VẬN TẢI

Tại TP. Hải phòng có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải, logistic...Công tác kế toán tại loại hình doanh nghiệp này cũng đòi hỏi phải theo dõi chi tiết và xây dựng chính sách tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ với các bạn một số công việc kế toán cần lưu ý đối với loại hình doanh nghiệp này như sau:

 

I. Các chi phí trong hoạt động kinh doanh vận tải gồm:

 

1. Chi phí trực tiếp phục vụ cho hoạt động vận tải

- CP nhiên liệu (xăng, dầu, dầu nhờn… phục vụ cho vận chuyển)

- Tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của (lái xe, phụ xe)

- CP săm lốp, sửa chữa, vật tư, phụ tùng thay thế của phương tiện vận tải

- CP Khấu hao TSCĐ (khấu hao phương tiện vận tải), công cụ dụng cụ

- Phí đăng kiểm, phí cầu đường...và một số chi phí khác liên quan đến hàng vận chuyển tại cảng: chi phí nâng hạ, vệ sinh cont, phí vệ sinh, phí chứng từ...

Lưu ý:

a. Đối với chi phí trực tiếp kế toán phải tập hợp chi phí theo từng đối tượng

 

Đối tượng tập hợp CP: từng đội xe, đoàn xe, chi tiết đến từng xe, từng hợp đồng, vận chuyển hành khách hay vận chuyển hàng hóa.

- Xác định doanh thu chưa thuế của từng hợp đồng hoặc (trên hóa đơn)

- Xác định giá vốn mỗi chuyến hàng (là toàn bộ chi phí phát sinh cho hợp đồng vận chuyển) nằm trong khoảng 80% đến 90% trên doanh thu

 

b. Đối với chi phí xăng dầu:

Đối với doanh nghiệp vận tải thì chi phí xăng dầu là một trong những yếu tố chi phí quan trọng (hay bị soi nhất) khi cơ quan thuế xuống kiểm tra, vì đây là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn và hay bị  “chế biến”  nhất trong tổng  chi phí tại các doanh nghiệp vận tải. Để việc chi nhận chi phí này được chặt chẽ, thì kế toán cần phải làm các bước sau:

Mỗi doanh nghiệp vận tải căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của mình để xây dựng định mức xăng dầu phù hợp. Khi xây dựng cần chú ý 1 số vấn đề sau:

 

CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC XĂNG DẦU TRONG KD VẬN TẢI:

 

- Xác định các thông số kỹ thuật của phương tiện vận tải đang sử dụng (vì mức tiêu hao tiêu thụ mỗi loại phương tiện vận tải là khác nhau)

- Xác định cung đường vận chuyển:  xác định xem khoảng cách là bao nhiêu Km (khoảng cách này tính cả đường đi lẫn đường về cộng vào) -> Xác định số lượng xăng dầu dùng cho khoảng cách của cung đường này

- Căn cứ vào hóa đơn mua xăng đầu để biết được đơn giá xăng dầu trung bình

- Tổng tiền xăng dầu = Số lượng xăng dầu mỗi chuyến * khoảng cách

- Tiền xăng dầu thông thường được xác định =  37% ->40% / tính trên doanh thu vận chuyển

2. Đối với chi phí gián tiếp

Ngoài chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động vận tải, thì  doanh nghiệp còn phát sinh các chi phí gián tiếp khác phục vụ hoạt động sxkd:

-> Đó là chi phí quản lý, bao gồm: Tiền điện, nước, điện thoại, Văn phong phẩm, tiếp khách, lương bộ phận quản lý, khấu hao máy móc thiết bị, phân bổ công cụ dụng cụ tại bộ phận quản lý

II. Quy trình hạch toán tại doanh nghiệp Vận tải

Quy trình hạch toán kế toán chi tiết tại doanh nghiệp Kinh doanh vận tải  ( theo Thông Tư 133) được thể hiện qua sơ đồ hạch toán tổng quát sau, Trung tâm đào tạo kế toán VAT mời các bạn cùng tham khảo:

 

 

 

Tham khảo : Khóa đào tạo kế toán doanh nghiệp vận tải

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công !

 

 Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625