- Phải có hóa đơn giá trị gia tăng "hợp pháp, hợp lệ, hợp lý "
- Phải thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng với những hóa đơn có tổng trị giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên
Ngoài ra cần lưu ý thêm những điểm sau:
1. Chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng với những hóa đơn có tổng giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên: phải chuyển tiền từ tài khoản mang tên của doanh nghiệp mình (doanh nghiệp mua hàng) sang tài khoản mang tên doanh nghiệp người bán. Vì vậy, nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên doanh nghiệp mình hoặc tiền được chuyển trả cho một người khác không phải doanh nghiệp bán hàng thì sẽ không được khấu trừ thuế gtgt (trừ trường hợp việc thanh toán cho bên thứ 3 được nêu rõ trong hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên).
Nếu trong cùng một ngày, mua hàng nhiều lần của cùng một nhà cung cấp, mỗi lần là một hóa đơn có giá trị thanh toán (bao gồm cả VAT) < 20 triệu đồng nhưng tổng giá trị các hóa đơn đó cộng lại >=20 triệu thì phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế.
Ví dụ: Ngày 15/7/2015, Công ty cổ phần VAT mua 1 lô hàng của công ty B, công ty B xuất 2 hóa đơn GTGT có tổng giá thanh toán (bao gồm cả VAT) <20 triệu, cụ thể như sau:
Hóa đơn số 000001: Giá chưa có VAT : 15.000.000 VAT 10% : 1.500.000 Tổng giá thanh toán : 16.500.000 |
Hóa đơn số 000002 Giá chưa có VAT : 14.000.000 VAT 10% : 1.400.000 Tổng giá thanh toán : 15.400.000 |
Tổng giá trị của 2 số hóa đơn = 16.500.000+15.400.000 = 31.900.000 >20.000.000đ -> Công ty Cổ phần VAT phải thanh toán chuyển khoản cho công ty B thì công ty cổ phần VAT mới được khấu trừ thuế GTGT
Như vậy, kế toán phải kiểm tra xem có phát sinh những hóa đơn mua của một nhà cung cấp trong một ngày mà tổng giá trị các hóa đơn từ 20 triệu trở lên hay không, nếu có thì phải chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng
3. Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:
Trường hợp tổng giá trị thanh toán trên hóa đơn từ 20 triệu trở lên và doanh nghiệp thanh toán thành nhiều lần, mỗi lần thanh toán số tiền <20 triệu thì chỉ được khấu trừ thuế tương ứng với giá tri thanh toán qua ngân hàng
Ví dụ: Công ty cổ phần VAT mua một lô hàng của công ty B, gia trị trên hóa đơn như sau:
Giá mua chưa VAT: 30.000.000
VAT10% : 3.000.000
Tổng giá thanh toán: 33.000.000
Công ty VAT chuyển khoản thanh toán lần 1: 20.00.000 đ
Công ty VAT chi tiền mặt thanh toán lần 2: 13.000.000 đ
Vậy công ty VAT chỉ được khấu trừ thuế đối với số tiền thanh toán lần 1 qua ngân hàng (20.000.000)
Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
4. Thanh toán trả chậm
Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế GTGT khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế GTGT đã kê khai khấu trừ sẽ bị loại ra và không được khấu trừ.
Như vậy, kế toán hàng tháng phải kiểm tra những hóa đơn trả chậm, đến thời hạn thanh toán mà chưa thanh toán hoặc mới chỉ thanh toán một phần thì phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế được khấu trừ ( Nếu trước đó đã kê khai được khấu trừ với cơ quan thuế)
5. Phương thức thanh toán bù trừ:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ) mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hang.
Trường hợp sau khi bù trừ công nợ giữa bên mua và bên bán mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Ví dụ:
Công ty A mua hàng của công ty B |
Công ty A bán hàng cho công ty B |
Giá mua chưa VAT: 50.000.000 Thuế GTGT 10%: 5.000.000 Tổng giá thanh toán: 55.000.000
|
Giá bán chưa VAT: 5.000.000 Thuế GTGT 10% : 500.000 Tổng giá thanh toán: 5.500.000
|
Vậy công ty A còn phải thanh toán cho công ty B số tiền chênh lệch: 55.000.000 - 5.500.000 = 49.500.000
Vậy công ty A phải thanh toán số tiền này cho công ty B bằng chuyển khoản qua ngân hàng thì mới được khấu trừ toàn bộ số thuế đầu vào là: 5.000.000 đ
6. Đối với tài sản cố định
Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng ở doanh nghiệp có ngành nghê kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó sẽ không được khấu trừ
7. Các hóa đơn thuê văn phòng
Một số doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ của các cá nhân không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, do vậy phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng. Loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế GTGT nên lập vào bảng kê chứng từ. Phần thuế GTGT này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán.
8. Đối với hóa đơn bị mất
Hóa đơn GTGT bị mất phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn, gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính), tiến hành nộp phạt theo quy định- thì mới được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.
Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"