• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-11-24 02:35:16 5849 Lượt xem
 

 

Chi phí trả lãi vay được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì cần những gì? Điều kiện để chi phí lãi vay được vốn hoá vào chi phí hợp lệ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC.

 

 

 

 Theo Khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính, quy định Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:

 “2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

 

Ví dụ 1:

Công ty Cổ phần đầu tư SHB đi vay tiền của nhân viên trong cty là 200 triệu (đây là cá nhân không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế) với lãi suất trả cho cá nhân là 1,5%/tháng.

- Mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là 0.8%/tháng.

 => Số tiền lãi phải trả cho cá nhân là: 200tr * 1,5% = 3.000.000 / tháng.

=> Mức lãi suất được trừ là: 0.8% * 150% = 1,2% => Lãi suất được trừ là: 200tr * 1,2% = 2.400.000 / tháng.

=> Khoản chi lãi vay trả cho nhân viên không được tính vào chi phí được trừ là: 3.000.000 - 2.400.000 = 600.000

“2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.”

Ví dụ 2:

- Vốn điều lệ trên giấy phép  ĐKKD của Công ty Cổ phần đầu tư SHB  là 1,8 tỷ. Các thành viên cổ đông đã góp 1 tỷ, (còn thiếu 800 tr).

- Công ty đi vay vốn: 1 tỷ với lãi xuất 10%/ tháng.

=> Lãi suất phải trả: 1 tỷ * 10% = 10tr/tháng

=> Lãi xuất không được trừ (do còn thiếu 800tr): 800tr * 10% = 8.000.000

=> Lãi suất được trừ: 200 * 10% = 2.000.000

Theo khoản 2.18 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015.

Quy định về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

- Nếu DN đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào DN khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Nếu chưa góp đủ vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

a.Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

VD: Vốn điều lệ là 2 tỷ. Nhưng mới góp được 1tr5. Và đi vay 500 tr, thì toàn bộ phần chi phí lãi vay này không được trừ.

b. Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu DN phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu DN chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Ví dụ 3:  Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2015, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập. Thực tế ngày 02/01/2015, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng. Ngày 30/03/2015, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng. Từ 31/03/2015 đến 31/12/2015 các thành viên không góp thêm vốn.

Biết rằng:

– Tổng số tiền nhiều khoản vay từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là: 20 tỷ,

– Tổng số tiền nhiều khoản vay từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là: 4 tỷ,

– Số vốn vay của 02 giai đoạn trên lớn hơn số vốn góp điều lệ còn thiếu cho từng giai đoạn,

Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Như vậy

– Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 02/01 đến hết ngày 30/03 là:

= 4 tỷ / 20 tỷ * 0,6 tỷ = 0,12 tỷ = 120 triệu đồng

– Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 31/03 đến hết ngày 31/12 là:

= 2 tỷ / 4 tỷ *0,4 tỷ = 0,2 tỷ = 200 triệu đồng

Tổng chi phí lãi vay không được trừ trong năm 2015 = 120 + 200 = 320 triệu đồng

Ví dụ 4:  Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2015, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập. Thực tế ngày 02/01/2015, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng. Ngày 30/03/2015, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng. Từ 31/03/2015 đến 31/12/2015 các thành viên không góp thêm vốn.

Biết rằng:

Tổng số tiền một khoản vay từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là: 20 tỷ > 4 tỷ góp thiếu

Tổng số tiền một khoản vay từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là: 4 tỷ > 2 tỷ góp thiếu

(*) Lãi suất của khoản vay này cho từng giai đoạn như sau:

– Lãi suất khoản vay từ ngày 02/01 đến ngày 30/03 là: 12 %/năm.

– Lãi suất khoản vay từ ngày 31/03 đến ngày 31/12 là: 14 %/năm.

Như vậy:

– Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 02/01 đến hết ngày 30/03 là: từ ngày 02/1 đến hết 30/03 gồm 88 ngày.

= 4.000 triệu đồng *12%/năm * 88 ngày /360 ngày = 117,33 triệu đồng

– Chi phí lãi không được trừ cho giai đoạn từ 31/03 đến hết ngày 31/12 là:  từ 31/03 đến hết ngày 31/12 gồm 276 ngày

= 2.000 triệu đồng * 14 % *276 ngày / 360 ngày = 424,62 triệu đồng

Tổng chi phí lãi vay không được trừ trong năm 2015 = 117,33 + 424,62 = 541,95 triệu đồng

Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015

“Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, vay, cho vay, trả nợ vay lẫn nhau.”

Đối tượng áp dụng:

- Các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong quan hệ giao dịch (Không áp dụng cho cá nhân)

Kết luận:

Để chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN thì cần đảm bảo:

- Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. (Nếu vay của cá nhân… không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế)

- Phải góp đủ vốn điều lệ theo giấy phép ĐKKD.

- Chứng từ gồm:

        + Hợp đồng vay tiền.

       + Khi vay, cho vay, trả nợ vay thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...

       + Nếu vay của cá nhân (Khi trả tiền lãi vay thì phải có chứng từ khấu trừ thuế TNCN: 5%). Mẫu chứng từ khấu trừ: Tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu 06/TNCN

       + Nếu vay của DN (không phải là tổ chức tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn  (các bạn lưu ý hóa đơn này không có thuế GTGT nhé) vì:

Theo điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:

- Quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014):

 “b. Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”.

 

Như vậy, đối với DN (không phải tổ chức tín dụng)  khi xuất hóa đơn đối với khoản tiền lãi vay nhận được ,

Trên hóa đơn ghi rõ: thu tiền lãi vay

Dòng thuế suất, thuế GTGT: Không ghi và gạch chéo

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý them nếu khi DN các bạn đi vay mà sổ tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng còn nhiều thì khoản chi phí lãi vay sẽ bị loại ra.

 

Tham Khảo Thêm: Cách hạch toán chi phí lãi vay khi mua sắm tài sản cố định

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công !

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế, kế toán thực hành, thực tế chuyên sâu các mô hình doanh nghiệp tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625