Việc xác định giao dịch liên kết có ý nghĩa quan trọng trong xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy vay ngân hàng có phải trường hợp giao dịch liên kết không? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT đi tìm hiểu nhé!
Theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK) được định nghĩa: Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.”
Hồ sơ trong giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.
Tờ khai Giao dịch liên kết được nộp cùng tờ khai Quyết toán thuế TNDN hàng năm. Như vậy, thời điểm nộp tờ khai giao dịch liên kết được nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
Thông tư 66 và Nghị định 20 về giao dịch liên kết thì các doanh nghiệp phải kê khai giao dịch liên kết và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN năm. Tuy nhiên, ở Nghị định 20 có nhiều điểm mới đặc biệt là Nghị định nêu rõ một số trường hợp được miễn kê khai tờ khai giao dịch liên kết hoặc phải kê khai nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
Các giao dịch vay phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết khi khoản vốn vay (bao gồm ngắn hạn, trung và dài hạn) lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của công ty.
Điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:
“ Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”
Căn cứ quy định nêu trên trường hợp công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của công ty thì giữa công ty và ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết.
Theo đó, giao dịch vay phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết khi đáp ứng yêu cầu:
- Khoản vốn vay (bao gồm cả vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu;
- Chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn (bao gồm khoản vay trung và dài hạn, khoản nợ nhà cung cấp trung và dài hạn, nợ khác trung và dài hạn).
Xem thêm: Doanh nghiệp mượn tiền cá nhân
Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:
- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh
- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT
-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng
-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử
-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"