• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-03-28 14:36:26 882 Lượt xem
 

Trên thực tế, việc nhập hang về trước và hóa đơn xuất sau nhiều ngày là tình trạng diễn ra phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Tình huống này có được cơ quan thuế chấp nhận hay không và doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những chứng từ gì, hạch toán ra sao? Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin hướng dẫn cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau như sau:

 

Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC về thời điểm lập hóa đơn có nói rõ:

"Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."

 

* Đối với bên bán:

Bán hàng mà không xuất hóa đơn theo đúng thời điểm => vi phạm quy định về thời điểm lập hóa đơn.

Mức vi phạm này sẽ bị phạt từ 4.000.000đ - 8.000.000đ

 

 * Đối với bên mua: khi nhận những hàng hóa này về nhập kho và bán cho đơn vị khác khi chưa có hóa đơn đầu vào thì  có được khấu trừ thuế và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không ?

Với những hóa đơn đầu vào mà bên mua nhận không đúng thời điểm thì sẽ vẫn được kê khai khấu trừ thuế và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu việc mua bán là có thật và có đầy đủ các giấy tờ liên quan cũng như đáp ứng được các điều kiện được khấu trừ và được trừ theo quy định.

 

Thủ tục chứng từ đối với trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau:

 

- Biên bản báo giá sản phẩm, thiết bị

- Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng

- Phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản bàn giao hàng hóa

- Chứng từ thanh toán

- Hóa đơn xuất sau.

 Lưu ý:

- Khi hàng hóa đi đường mà không có hóa đơn, chứng từ để chứng minh thì sẽ bị phạt vi phạm.

- Chỉ những doanh nghiệp vận tải mới có thể được phép xuất hóa đơn gộp vào cuối mỗi tháng.

 

Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau:

 

 - Các bạn cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, lập phiếu nhập kho.

 

Bước 1. Căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế:

Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập x Đơn giá tạm tính

         Có 111 (112,331...): Số lượng nhập x Đơn giá tạm tính

 

Bước 2. Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:

 a. Nếu giá mua = Giá tạm tính:

Nơ TK133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.

        Có Tk 111,112,331: Số lượng mua x đơn giá mua x % Thuế suất

 b. Nếu giá mua > Giá tạm tính

- Phản ánh thuế

Nợ TK133:

        Có TK 111,112,331: Số lượng mua x đơn giá mua x % Thuế suất

- Điều chỉnh tăng

Nợ TK 152, 156: Số lượng x (đơn giá mua - đơn giá tạm tính)

         Có TK 111,112,331: Số lượng mua x (đơn giá mua - đơn giá tạm tính)

 

c. Nếu giá mua < Giá tạm tính

- Phản ánh thuế:

Nợ TK 133:

      Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

- Điều chỉnh giảm:

Nợ TK 111,112,331: Số lượng x (đơn giá tạm tính – đơn giá mua)

            Có TK 152, 156: Số lượng x (đơn giá tạm tính – đơn giá mua)

 

Xem thêm: Cách hạch toán hóa đơn về trước – hàng về sau

 

 

Trung tâm Đào tạo Kế toán VAT chúc các bạn thành công!

 

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế, kế toán thực hành, thực tế chuyên sâu các mô hình doanh nghiệp tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625