Theo quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 thì đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc từ 01/01/0218 bao gồm cả: người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Vậy, một vấn đề đặt ra với rất nhiều doanh nghiệp khi thuê nhân công thời vụ, đó là: Làm thế nào để giảm thiểu chi phí đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật?
Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ bài viết sau:
Theo quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 thì đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc từ 01/01/0218 bao gồm cả: người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Vậy, để không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc cho nhân công thời vụ, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những cách sau:
Căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
Căn cứ tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013: Về khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005: Về cá nhân kinh doanh
Theo Công văn 2547/TCT-TNCN ngày 12/06/2017 của Tổng cục thuế:
"Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp (Công ty) ký hợp đồng với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt đường ống, duy tu, sửa chữa các công trình cấp thoát nước, chăm sóc cây xanh, xây dựng cầu đường ... thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân. Cục Thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này."
Vậy, các thủ tục cần thiết: Giao khoán nhân công cho tổ đội thi công và 1 cá nhân làm đại diện nhóm ký với công ty (không có tư cách pháp nhân)
5. Chứng từ thanh toán tiền mặt/ chứng từ ngân hàng đều được
6. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
=> Ưu điểm:
- Được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN => Lợi 20% thuế TNDN
- Không phải tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc => tiết kiệm 32% chi phí đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp
=> Nhược điểm:
- Chi phí nhân công không có VAT nên toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp
- Mất 10% thuế TNCN
Cách 2 - Giao khoán cho cá nhân kinh doanh
Phương thức 02: Cá nhân kinh doanh thuộc diện được cấp hóa đơn bán hàng thông thường của cơ quan thuế
=> Ưu điểm:
- Được cơ quan thuế cấp hóa đơn
- Được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN => Lợi 20% thuế TNDN
- Tiết kiệm được 3% thuế phải nộp so với cách 1 (vì theo trường hợp này lên cục thuế mua hóa đơn thì mất 7% thuế = 2% thuế TNCN + 5% thuế GTGT)
- Không phải tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc => tiết kiệm 32% chi phí đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp
1. Không phải chấm công
2. Không phải tính lương
3. Không cần có hồ sơ lao động
=> Nhược điểm:
Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có VAT và như vậy toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp
Các thủ tục cần thiết
1. Hợp đồng giao khoán nhân công
2. Biên bản nghiệm thu
3. Quyết toán khối lượng giao khoán
4. Hóa đơn mua của cục thuế
5. Chứng từ thanh toán (từ 20 triệu trở lên phải thanh toán bằng chuyển khoản vì đây là chi phí có hóa đơn)
Xem thêm: Cách xử lý chi phí không có hóa đơn
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"