• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-11-25 11:52:27 1386 Lượt xem
 

Trong quá trình làm kế toán bạn có thể khai sai, khai thiếu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn… Dẫn đến việc bạn phải kê khai bổ sung điều chỉnh thuế và nộp phạt thuế. Vậy trong trường hợp này, kế toán sẽ phải hạch toán như thế nào? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết sau:

 

1. Nguyên nhân phải hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế do đâu mà có?

 

- Trong quá trình làm kế toán có thể bạn đã khai sai, khai thiếu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn… Dẫn đến việc bạn phải kê khai bổ sung điều chỉnh thuế. Sau khi khai bổ sung điều chỉnh thuế thì phát sinh số thuế phải nộp thêm và bị tính phạt chậm nộp thuế trên số tiền thuế thiếu đó (ngành thuế gọi đó là “tiền chậm nộp thuế”).

 

-  Hoặc qua kiểm tra thuế định kỳ, hoặc thanh tra thuế. Cơ quan thuế phát hiện ra những sai sót của công ty bạn, thực hiện kiểm tra. Có thể dẫn đến tăng doanh thu tính thuế hoặc bị loại trừ chi phí. Dẫn đến tăng số thuế phải nộp (truy thu) và tính phạt chậm nộp thuế trên số thuế thiếu đó.

(Bản chất có thể hiểu đây là một khoản lãi phải trả cho NSNN do chúng ta trả chậm tiền thuế)

 

Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tiền thuế

 

2. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế ra sao?

 

Về bản chất thì tiền phạt chậm nộp thuế là một khoản thiệt hại của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải móc túi ra để chi trả những khoản này. Về hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế thì khoản thiện hại này có thể làm giảm lợi nhuận năm trước của doanh nghiệp hoặc tăng chi phí trong kỳ. Việc lựa chọn hạch toán vào đâu thì tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.

 

+ Nếu hạch toán giảm lợi nhuận năm trước (Nợ 4211) thì bạn phải giải trình được trước những người có liên quan đến lợi ích của họ trong doanh nghiệp (cổ đông, thành viên sáng lập…). Vì lợi nhuận là của họ không phải của kế toán, kế toán muốn đụng đến lợi nhuận thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.

 

+ Nếu hạch toán tăng chi phí năm nay, thì đây là một khoản chi phí khác. Mà chi phí thì liên quan đến thuế TNDN cuối kỳ, chi phí tăng => giảm lợi nhuận tính thuế => Giảm thuế TNDN. Trong khi theo quy định hiện hành thì những khoản vi phạm hành chính này sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN. Do vậy trước khi tính thuế TNDN bạn phải loại trừ khoản này trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.

(Dạng doanh nghiệp nhỏ, kế toán được chủ động trong hạch toán thì thường đưa vào 4211 để đỡ phức tạp loại trừ cuối năm)

 

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế như sau (Căn cứ quyết định xử lý của cơ quan thuế)

 

+ Nếu lấy từ lợi nhuận: Nợ 4211/Có 3339 => Khi đi nộp phạt Nợ 3339/Có TK tiền liên quan

+ Nếu đưa vào chi phí: Nợ 811/Có 3339 => Khi đi nộp phạt Nợ 3339/Có TK tiền liên quan

 

Ngoài ra đối với những khoản vi phạm hành chính khác (truy thu thuế, chậm nộp tờ khai thuế hay phạt hành chính bảo hiểm…) cũng có cách lập luận tương tự như trên. Bạn có thể đưa vào 421 hoặc các TK chi phí.

 

Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế

 

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công !

 

 Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625