• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-11-22 03:20:58 699 Lượt xem
 

Kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, mọi người lao động sẽ có thêm nhiều quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Chi tiết sẽ được Trung tâm đào tạo kế toán VAT đề cập trong bài viết dưới đây:

 

1. Được nhận lương kèm theo bảng kê chi tiết

 

Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) yêu cầu:

 

“3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).”

 

Như vậy, kể từ kỳ trả lương tháng 01/2021, người lao động sẽ được nhận bảng kê chi tiết từ bộ phận kế toán của doanh nghiệp, trong đó thể hiện rõ số tiền lương người lao động được nhận, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm thêm ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

 

Trước đây, chỉ một số ít doanh nghiệp thực hiện việc gửi bảng kê cho người lao động. Nay, với quy định rõ ràng từ Bộ luật Lao động 2019, mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện điều này, đây cũng là quyền lợi mới của mọi người lao động, nhằm biết chính xác tiền lương của mình được trả và bị trừ như thế nào.

 

2. Được ủy quyền cho người khác nhận lương

 

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động đã bổ sung thêm một quyền lợi của người lao động khi nhận lương, cụ thể:

 

“Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”

 

Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 không có quy định này. Theo đó, kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, nếu không thể trực tiếp nhận lương, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nhận lương. Do đó, trên thực tế sẽ phát sinh tình huống: “Lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản của vợ”.

 

3. Phí chuyển lương do người sử dụng lao động trả

 

Tương tự như quy định trước đây, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

 

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 96 của Bộ luật quy định:

 

“Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.”

 

Trong khi trước đây, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc trả phí mở tài khoản và chuyển tiền thì từ ngày 01/01/2021, khoản phí này bắt buộc do người lao động trả.

 

Do đó, kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, phí chuyển tiền lương qua tài khoản ngân hàng không hề bị trừ vào tiền lương của người lao động.

 

Xem thêm: 10 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động từ 01/01/2021

 

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế hãy đăng ký: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại Trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng. Nhanh tay đăng ký khóa học để được tặng 10% học phí.

 

 

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625