• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-11-25 04:39:10 admin 21151 Lượt xem
 

Ngôn ngữ của kế toán được thể hiện qua “ hệ thống tài khoản và những con số”,  chỉ cần nhìn qua số dư cuối kỳ ở mỗi tài khoản là chúng ta có thể nhận ra được tính hợp lý và bất hợp lý của số liệu trong báo cáo tài chính. Do vậy, trước khi khóa sổ kế toán, nộp báo cáo tài chính, kế toán hãy kiểm tra lại xem còn sai sót gì không thông qua cách kiểm tra số dư cuối kỳ của các tài khoản như sau

 

I. Nhóm tài khoản “dư nợ”

 

1. Tài khoản 111 (Tiên măt)

Sai sót thương gặp ở tài khoản 111 (Tiền mặt):

- Trường hợp 1: cuôí kỳ tài khoản này có số “dư có” tức qũy tiền mặt bị âm (không có đủ tiền mà vẫn thực hiên bút toán chi tiên mặt)

- Trường hợp 2: cuôí kỳ tài khoản này có số “dư nợ” nhưng trong kỳ, trên số quỹ tiền mặt có những thời điểm mang số âm

Bạn cần điều chỉnh sai sót trên bằng cách: làm các thủ tục thu hồì công nợ, vay, mượn thêm tiền của cá nhân …..và hạch toán bút toán chi tiền vào đúng thời điểm quỹ có tiền mặt.

 

2. Tài khoản 112 (Tiền gửi ngân hàng)

Đối với tài khoản này, bạn phải đôí chiếu số dư trên sổ kế toán của doanh nghiệp với  số dư  trên sao kê, sổ phụ của ngân hàng. Bạn kiểm tra xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản, ở những ngân hàng nào, lâý toàn bộ sao kê, sổ phụ của các tài khoản tại các ngân hàng đó. Số dư TK112 phải bằng số dư trên sổ phụ, sao kê của ngân hàng.

Lưu ý: Tât cả các tài khoản thanh toán qua ngân hàng, doanh nghiêp phải đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư.

 

3. Tài khoản 131 (phải thu của khách hàng)

Tài khoản này thuộc nhóm tài khoản lưỡng tính (vừa có số dư “Nợ” và dư “ Có”), trường hợp tài khoản này có số dư “Có”, bạn cần kiểm tra:

- Đôí chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm khóa sổ kê toán

- Có đúng khách hàng ứng trước tiền cho mình hay do khách hàng đã trả tiền cho doanh nghiêp mà chưa xuất hóa đơn cho khách hàng. Nếu chưa xuất hóa đơn thì bạn phải xuất hóa đơn ngay cho số tiền này để hạch toán doanh thu trong kỳ

 

4. Tài khoản 133 (thuê giá trị gia tăng đươc khấu trừ)

Hàng tháng hoăc hàng quý (tùy theo doanh nghiêp bạn kê khai thuê gtgt theo tháng hoăc quý),  bạn phải thực hiên bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng đươc khâú trừ (tức thực hiên bút toán, ghi: Nợ TK3331/ Có TK133: số thuế được khâú trừ). Số “dư Nợ” TK133 phải bằng với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuê GTGT

 

5. Tài khoản 242 (Chi phí trả trước dài hạn)

Đối với tài khoản này, Số dư cuối kỳ trên sổ kế toán phải bằng số chi phí trả trước còn phải phân bổ trong năm, trường hợp nếu không khớp, phải kiểm tra:

           - Phát sinh “Nợ” trong kỳ có khớp với bảng kê các khoản chi phí tăng trong kỳ không

           - Phát sinh “Có” trong kỳ có khớp với số phân bổ của chi phí trả trước trong kỳ không

 

6. Nhóm tài khoản hàng tồn kho (TK 151 ->TK158)

Sai sót thương gặp ở tài khoản này:

          - Trường hợp 1: Cuôí kỳ tài khoản này có số dư “ Có” tức kho hàng bị âm (không có đủ hàng mà vẫn thực hiên bút toán xuất kho

          - Trường hợp 2: Cuôí kỳ tài khoản này có số dư “ Nợ” nhưng trong kỳ, trên bảng kê nhập – xuất – tồn lại bị âm thơì điểm

    Vậy bạn cần phải kiểm tra:

          - Thời điểm hàng xuất bán đã có đâù vào nhập kho chưa

         - Xuất kho có đúng số hàng tồn không

         - Trong quá trình xuất nhập có hạch toán chỗ nào sai sót không

 

7. Tài sản cố định

Sô dư nợ tài khoản 211 phải khớp với nguyên giá tài sản cố định tại bảng tính khâú hao tài sản cố định

       

II. Nhóm tài khoản dư “Có”

   1.Hao mòn tài sản cố định

        Số dư “ Có’ tài khoản 214 phải khớp với chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” trên bảng tính khấu hao tài sản cố định

 

    2.Tài khoản 331 (phải trả ngươì bán)

       Tai khoản này thuộc nhóm tài khoản lưỡng tính (vừa dư “ Nợ” và dư “Có”)

      * Nêú tài khoản này dư “ Có”, bạn cần kiểm tra:

         - Đôí chiêú vơí biên bản xác nhận công nợ

       - Kiểm tra xem các khoản mua hàng trả chậm >= 20 triêụ có thanh toán qua ngân hàng và đúng hạn theo hơp đồng không

     * Nếu  tài khoản này dư “Nợ”, bạn cần kiểm tra;

- Đôí chiếu với biên bản xác nhân công nợ

- Kiểm tra xem có đúng doanh nghiêp trả trước tiền cho ngươì bán không hay hạch toán nhầm hoặc đã trả tiền mà chưa có hóa đơn hạch toán chi phí. Nếu chưa lấy hoá đơn thì bạn phải yêu cầu người bán xuất hoá đơn trả cho doanh nghiệp

 

      3. Tài khoản 333 (Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước)

      * Nếu tài khoản này có số dư “Nợ”: tức doanh nghiệp nộp thừa tiền thuế

     - Đối với thuế GTGT phải nộp (TK3331): hàng tháng hoặc hàng quý (tuỳ theo doanh nghiệp kê khai theo tháng hay quý) bạn hãy đối chiếu số liệu của  Số Phát sinh “Có” TK3331 với số liệu phản ánh ở chỉ tiêu số 40 trên tờ khai 01/GTKT. Sau đó, kiểm tra các chứng từ nộp vào ngân sách,  bạn sẽ biết doanh nghiệp mình đã nộp đúng số thuế GTGT cần phải nộp chưa.

   - Đối với thuế TNDN phải nộp (TK3334): Cuối năm khi làm báo tài chính, bạn đối chiếu số liệu của Số Phát Sinh "Có"  TK3334 vói số liệu phản ánh ở chỉ tiêu D trên tờ khai 03/TNDN. Sau đó, kiểm tra các chứng từ nộp vào ngân sách, bạn sẽ biết doanh nghiệp mình đã nộp đúng số thuế TNDN cần phải nộp chưa

   * Nếu tài khoản này có số dư “Có”: tức doanh nghiệp nộp thiếu tiền thuế

    Bạn cũng kiểm tra như trên, nếu doanh nghiệp còn nợ tiền thuế thì  phải nộp ngay tiền vào ngân sách nếu không sẽ bị phạt nhé

 

    III. Những tài khoản không có số dư

 

Nhóm tài khoản phản ánh doanh thu (TK L5,7) và tài khoản phản ánh chi phí (TK L6,8) không bao giờ có số dư. Vì vậy, nếu cuối kỳ các tài khoản này còn số dư thì  bảng cân đối kế toán sẽ không cân. Khi các bạn xử lý dữ liệu trên phần mềm kế toán hoặc trên excel thì cần kiểm tra ngày chứng từ xem có lẫn các năm khác vào không nhé.

 

Các bước chuẩn bị khi thanh kiểm tra quyết toán thuế.......xem tại đây !

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế hãy đăng ký: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại Trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng. Nhanh tay đăng ký khóa học để được tặng 10% học phí.



Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625