Những ai đã từng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần có lẽ đều đã nghe qua cụm từ “tiền trượt giá”. Vậy tiền trượt giá BHXH là gì? Tiền trượt giá này được áp dụng cho những trường hợp nào? Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ với bạn đọc qua bài viết sau:
Tiền trượt giá BHXH được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước.
Số tiền này được tính dựa trên hệ số trượt giá hay còn gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH để chống lại ảnh hưởng của sự tăng lên liên tục và mạnh mẽ của giá cả (khi lạm phát tăng cao).
Theo đó, khi tính hưởng chế độ, mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.
Điều này sẽ góp phần giúp bù đắp một phần quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH trước những ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền.
1 - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi khi hưởng BHXH 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
2 - Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
3 - Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH khác nhau. Do đó, tương ứng với từng năm làm hồ sơ hưởng chế độ mà tiền trượt giá của mỗi người sẽ là khác nhau.
Xem thêm: Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ 01/01/2022
Hiện chưa có sự thống nhất về hình thức chi trả bổ sung tiền trượt giá cho người lao động giữa các cơ quan BHXH. Thế nhưng, hiện có 2 cách phổ biến nhất để người lao động có thể nhận bù tiền trượt giá sớm nhất.
Sau khi hệ số trượt giá của năm mới được công bố, người lao động có thể chủ động liên hệ bộ phận một cửa của cơ quan BHXH nơi đã giải quyết hưởng BHXH 1 lần để hỏi về tiền trượt giá.
Khi đi, người lao động nên mang các giấy tờ sau:
- Quyết định về việc hưởng BHXH 1 lần (Mẫu số 07B-HSB).
- Bản chính Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân để xuất trình.
Khi có công văn hướng dẫn về việc áp dụng có hệ số trượt giá BHXH của năm đó, cơ quan BHXH sẽ tự tính thêm tiền trượt giá và liên hệ đến người lao động để nhận bổ sung.
Tùy vào hình thức đăng ký nhận tiền BHXH 1 lần trước đó mà người lao động sẽ được nhận bổ sung tiền trượt giá. Cụ thể, nếu người lao động đăng ký nhận BHXH 1 lần bằng tiền mặt, thì cần đến cơ quan BHXH để nhận tiền trượt giá.
Trường hợp người lao động đăng ký nhận BHXH 1 lần qua ATM, tiền trượt giá được chuyển thẳng về thẻ ATM.
Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:
- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh
- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số
- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT và Phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Trung tâm đào tạo kế toán VAT liên tục đào tạo các lớp: Kế toán Trưởng, Kế toán Tổng hợp, Kế toán Xây dựng, Kế toán Xuất nhập khẩu, Kế toán Dịch vụ - Vận tải…
-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng
-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử
-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625!
Trung tâm đào tạo kế toán VAT (Số 314 Lạch Tray - Hải Phòng) chúc các bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"