Việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đúng hạn là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh doanh không thuận lợi, doanh nghiệp có được nợ tiền bảo hiểm không? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm câu trả lời qua bài viết sau đây:
Theo Điều 85 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động đều phải trích một phần tiền lương và quỹ lương để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc. Toàn bộ số tiền đóng bảo hiểm sẽ được nộp cho cơ quan BHXH cấp quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Tùy vào phương thức chọn đóng BHXH mà thời hạn nộp tiền bảo hiểm sẽ được xác định theo Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH, được sửa bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:
Theo khoản 2 Điều 17 Luật BHXH năm 2014, hành vi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm.
Đối với việc xử lý vi phạm hành vi chậm đóng bảo hiểm, khoản 3 Điều 122 Luật BHXH 2014 đã quy định rõ:
“3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, doanh nghiệp có thể chậm đóng BHXH nhưng chỉ được chậm 29 ngày so với thời hạn quy định. Trường hợp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp không chỉ bị xử lý vi phạm mà còn bị tính thêm tiền lãi.
Lãi suất được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Căn cứ Thông báo 89/TB-BHXH ngày 13/01/2022 của BHXH Việt Nam, mức lãi suất chậm đóng bảo hiểm áp dụng cho năm 2022 sẽ được tính như sau:
Loại bảo hiểm |
Lãi chậm đóng bảo hiểm năm 2022 |
BHXH, BHTN |
0,7316%/ tháng |
BHYT |
0,5434%/ tháng |
Xem thêm: Những thay đổi cần lưu ý về lương tối thiểu vùng từ 01/07/2022
Như đã chỉ ra ở mục 2, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên sẽ bị xử lý vi phạm pháp luật. Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt như sau:
“5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;”
- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh
- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT
-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng
-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử
-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625!
Trung tâm đào tạo kế toán VAT (Số 314 Lạch Tray - Hải Phòng) chúc các bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"