Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phổ biến, hầu hết các hàng hoá dịch vụ trên thị trường đều phải chịu loại thuế này. Vậy, thuế GTGT hàng nhập khẩu tính như thế nào, có gì khác với hàng hoá thông thường, cần lưu ý những điều gì? Cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu một số vấn đề về thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu qua bài viết sau:
Điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC là quy định hiện nay hướng dẫn về đối tượng chịu thuế GTGT. Đó là hàng hoá, dịch vụ dùng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế.
Do đó, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
Thuế GTGT thường được tính dựa trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ sau cùng khi đã đến tay người tiêu dùng. Tương tự như vậy, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu ta có công thức sau:
Theo Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá. Trong đó, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu hầu hết sẽ ở mức 10%. Một số ít hàng hoá được quy định phải chịu các mức thuế suất khác.
Theo Điều 7, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016, giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định theo cách sau:
Trong đó:
+ Giá nhập tại cửa khẩu là giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
+ Chi phí thuế nhập khẩu (nếu có) = Giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)
+ Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = (Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)
+ Chi phí thuế bảo vệ môi trường (nếu có) = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế trên một đơn vị hàng hoá
Loại thuế nào không phải nộp thì chi phí thuế đó bằng 0. Từ đó, có thể xác định được giá tính thuế GTGT cho hàng hoá nhập khẩu.
Như vậy, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu khác với hàng hoá thông thường là sẽ phải cộng thêm một số chi phí thuế theo quy định vào giá tính thuế.
Để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu hay còn gọi là khấu trừ thuế đầu vào, cần đáp ứng điều kiện sau:
+ Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Xem thêm: Vi phạm về thuế xuất nhập khẩu thì sẽ bị xử lý như thế nào
Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:
- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh
- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT
-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng
-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử
-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"