Ấn định thuế:
- Tại Khoản 2 Điều 36 Chương IV Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa 11 quy định về nguyên tắc ấn định thuế:
“2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp”.
“Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
- Tại Khoản 3.2 Mục III Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
“3.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời Điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ”.
THEO ĐÓ:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp cho cá nhân vay/ mượn
- Trường hợp doanh nghiệp cho cá nhân vay không lãi: nếu hợp đồng giữa Công ty Hoàn Cầu và bà Thủy là hợp đồng cho vay tiền nhưng không tính lãi từ các nguồn thu mà Công ty tạm thời chưa sử dụng thì đây là hoạt động cho vay vốn không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp cá nhân mượn: xác định giao dịch giữa Công ty Hoàn Cầu và bà Thủy không phải là giao dịch vay, Công ty Hoàn Cầu không phát sinh thu nhập từ hoạt động cho bà Thủy mượn tiền thì xem xét không ấn định thuế đối với giao dịch này.
Trường hợp 2: Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn
- Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn: lãi suất 0% , thu nhập = 0đ => Thuế TNCN = 0
- Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn: lãi suất > 0% , thu nhập > 0đ => Thuế TNCN = (Tổng tiền Vay/ mượn x % lãi suất ) x 5%
- Lưu ý chi phí tính thuế TNDN lãi vay: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.”
- Nếu doanh nghiệp đang lãi & tổng thu nhập cá nhân cho vay trên mức tổng thu nhập giảm trừ gia cảnh: bản thân + phụ thuộc + lãi suất 0% => dẫn đến việc cơ quan Thuế sẽ ấn định thuế và truy thu thuế TNCN => Chứng minh:
- Ví dụ 1: doanh nghiệp đang lãi 100 triệu năm 2017 & vay của ông A là 2 tỷ đồng = > trường hợp này sẽ không truy thu vì không có lợi cho cơ quan thuế
- Ví dụ 2: doanh nghiệp đang lỗ 100 triệu năm 2017 & ấn định thuế TNCN của ông A cho công ty vay lãi suất 0% thành lãi suất trên nhà nước là 8%/ năm số tiền vay là 2 tỷ đồng (ông A cũng có thu nhập nơi khác > 108 triệu)
Vậy cơ quan thuế quyết định truy thu thuế TNCN ông A:
+ Lãi = 2 tỷ x 8%=160 triệu
+ Thuế TNCN=160 triệu x 5%=8 triệu
= >Vậy: tăng lỗ cho doanh nghiệp và truy thu thuế TNCN đầu nguồn 8 triệu
- Hoặc người cho vay có dù thu nhập dưới hoặc triêu 108 triệu/năm + không có MST : thì vẫn dùng chiêu tận thu được vì không có MST thì truy thu người có thu nhập ông A cũng không được hoàn lại
- Nếu ông A có MST và tổng thu nhập/năm dưới 108 triệu => truy thu Doanh nghiệp 8 triệu/ ông A làm quyết toán TNCN và lại được hoàn 8 triệu = > trường hợp này cơ quan thuế cũng sẽ không thi hành ấn định.
Lưu ý: chỉ áp dụng khi vào thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp không có lỗi để bắt và muốn tận thu không muốn tay trắng ra về thì đây là giải pháp, còn trường hợp doanh nghiệp đang lãi thì việc tăng chi phí của doanh nghiệp lên 160 triệu => doanh nghiệp đang lãi 100 tr & nộp thuế TNDN => thì lại trở thành lỗ 100 – 160 = -60 triệu => đo đó cơ quan thuế sẽ không dại gì xử lý truy thu và ấn định trường hợp này
- Do đó bài toán truy thu thuế TNCN của cá nhân cho vay đối với doanh nghiệp cũng là bài toán cân não không hề đơn giản
***Chi tiết tại: Công văn 2079/TCT-CS ngày 16/5/2016 Về chính sách thuế TNDN đối với Khoản tiền cho vay không tính lãi.
Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"