• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-09-15 00:22:14 79 Lượt xem
 

1. Hóa đơn khống là gì ?

 

Theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hóa đơn khống là hóa đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ.

 

Vì vậy, sử dụng hóa đơn khống là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

 

2. Quy định xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn khống

 

2.1. Mức phạt hành vi sử dụng hóa đơn khống

 

Căn cứ theo Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị xử phạt như sau:

 

+ Phạt 20 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 16 và Điểm d, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

 

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

 

Như vậy, hành vi sử dụng hóa đơn khống tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50.000.000 đồng.

 

2.2. Sử dụng hóa đơn khống có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 

Trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn khống nhằm mục đích “trốn thuế” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội trốn thuế quy định tại Điều 200, Bộ Luật hình sự năm 2015.

 

- Điều 200. Tội trốn thuế

 

 a, Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế , chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 

+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

 

+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

 

+  Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

 

+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

 

+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

 

+ Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

 

+ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

 

+ Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

 

+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

 

b, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

 

+) Có tổ chức;

 

+ Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

 

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

 

+ Tái phạm nguy hiểm.

 

c, Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

d, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

Như vậy, tổ chức, cá nhân xuất hóa đơn khống nhằm mục đích trốn thuế có thể ngồi tù đến 7 năm và kèm thêm các mức phạt tương ứng theo quy định nêu trên.

 

Xem thêm: Phân biệt hai loại hoá đơn trực tiếp và hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT)

 

Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:

 

- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh

- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội

- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT, EASYBOOK

- Trung tâm đào tạo kế toán VAT liên tục đào tạo các lớp: Kế toán Trưởng, Kế toán Tổng hợp, Kế toán Xây dựng, Kế toán Xuất nhập khẩu, Kế toán Dịch vụ - Vận tải…

 

-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng

-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử

-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào

 

Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625.625 hoặc 0945.625.625!

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625