1. Hộ kinh doanh cá thể có cần có hóa đơn đầu vào?
Tùy thuộc vào mục tiêu của hộ kinh doanh cũng như quy định của pháp luật mà mà các hộ kinh doanh có thể áp dụng các phương pháp tính thuế khác nhau. Hiện nay, có hai cách tính thuế với hộ kinh doanh như sau:
a. Phương pháp kê khai
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn thì áp dụng phương pháp kê khai. Tuy nhiên, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn vẫn được lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Trường hợp đặc biệt là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn thì bắt buộc phải khai thuế theo phương pháp kê khai (quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 40/2021/TT-BTC). Hộ kinh doanh được xem là quy mô lớn khi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Luật này.
- Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ cùng với đó là khai thuế theo tháng và không phải quyết toán thuế (Điều 5, Thông tư số 40/2021/TT-BTC).
- Theo Khoản 4, Điều 5, Thông tư số 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh quy mô lớn thực hiện theo phương pháp kê khai có trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các chế độ về hóa đơn, chứng từ, kế toán để làm căn cứ xác định khoản thuế mà hộ có trách nhiệm phải nộp cho cơ quan thuế.
b. Phương pháp khoán
- Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai
- Hộ kinh doanh không phải thực hiện chế độ kế toán
- Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
Như vậy, hộ kinh doanh cần phải lưu trữ hóa đơn đầu vào để làm căn cứ xác định số tiền thuế mà hộ kinh doanh có trách nhiệm phải nộp (phương pháp kê khai). Đồng thời, hộ kinh doanh cũng phải lưu trữ những chứng từ, hợp đồng, hồ sơ, hóa đơn đầu vào của hàng hóa, dịch vụ để chứng minh hàng hóa dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp/ bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh (phương pháp khoán).
Hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể cũng nên được lưu giữ trong quá trình hoạt động để vào nhằm mục đích chứng thực với cơ quan thuế về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cũng như dễ dàng hơn trong việc giải trình với cơ quan thuế trong các trường hợp phát sinh các hoạt động kiểm tra về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
2. Những trường hợp không cần có hóa đơn đầu vào
Theo quy định tại Khoản 2.4, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp nói chung không nhất thiết phải lập hóa đơn với hàng hóa, dịch vụ mua vào với các mặt hàng sau:
- Mua đồ nông sản, thủy hải sản do người đánh bắt trực tiếp/ sản xuất trực tiếp bán cho.
- Mua trực tiếp các sản phẩm của người không kinh doanh như: tre, nứa, đay, cói, mây, song, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hay nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp.
- Mua sỏi, cát, đất đá từ cá nhân/ hộ gia đình khai thác trực tiếp bán ra.
- Thu mua phế liệu của người trực tiếp lượm nhặt.
- Mua tài sản, dịch vụ, đồ dùng của cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh bán cho.
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá, nhân, hộ gia đình (ngoài các trường hợp bên trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng phải chịu thuế GTGT ( doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm).
* Ngoài ra, hộ kinh doanh cần chú ý các điều sau:
- Hộ kinh doanh (chủ hộ/ người được ủy quyền ký) cần chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác của bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.
- Không bắt buộc hộ kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong Bảng kê tính vào chi phí được trừ.
- Nếu giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá cả thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường để định lại mức giá và tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Xem thêm: Hàng huỷ có phải xuất hoá đơn không?
Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:
- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh
- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT, EASYBOOK
-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng
-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử
-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625.625 hoặc 0945.625.625!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"