• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-04-22 19:02:50 admin 1591 Lượt xem
 

Hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN trên phần mềm HTKK.

  • Chỉ  tiêu A1: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN: Số liệu ở chỉ tiêu này sẽ được lấy từ phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (03-1A/TNDN)

  • Chỉ tiêu B1: phần mềm tự động tính (= B2+B3+B4+B5+B6+ B7)
  • Chỉ  tiêu B2: Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các qui định của phát luật về kế toán và thuế, bao gồm các khoản là doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng theo qui định của luật kế toán thì không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ

Ví dụ:

Công ty CP VAT  cho công ty B thuê văn phòng làm việc, giá thuê 1 năm là 120.000.000đ, công ty B yêu cầu công ty Cổ phần VAT phải xuất hóa đơn theo số tiền chưa có thuế GTGT 10% 240.000.000đ ( giá trị thuê nhà trong 2 năm 2014, 2015), vậy trong năm 2014 kế toán sẽ ghi nhận doanh thu theo luật kế toán như sau:

Nợ TK131:  264.000.000đ

Có TK511:   120.000.000đ

Có TK3387: 120.000.000đ

Có TK3331:   24.000.000đ

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2/ điều 5 TT 78/2014: đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cung ứng dịch vụ cho người mua hoàn thành hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm cung ứng dịch vụ hoàn thành thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm lập hóa đơn).

Do đó, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 thì điều chỉnh phần tài khoản 3387 là 120.000.000đ vào chỉ tiêu B2

  • Chỉ  tiêu B3: Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí lien quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chỉ tiêu B4: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chỉ tiêu B5: thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài:

Ví dụ: Công ty cổ phần VAT có đầu tư kinh doanh với một công ty ở Nhật, trong năm 2015 công ty cổ phần VAT nhận được 1 khoản cổ tức là 1.200 triệu đồng. Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tại Nhật là 360 triệu đồng (thuế suất là 30%). Trong trường hợp này công ty cổ phần VAT sẽ ghi vào chỉ tiêu này số thuế thu nhập đã nộp tại nhật là 360 triệu đồng.

  • Chỉ tiêu B6: Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết:

Nếu công ty mà có các giao dịch lien kết nhưng bán cho các công ty lien kết không theo giá thị trường thì thuế sẽ tính lại theo giá thị trường

Ví dụ : Công ty cổ phần VAT bán cho công ty con B với mức giá 600 triệu đồng chiếc camry 2014 nhưng giá thị trường là 800 triệu đồng -> cơ quan thuế sẽ điều chỉnh them 200 triệu đồng vào chỉ tiêu B6 này

  • Chỉ tiêu B7: Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác ( chưa được điều chỉnh tại các chỉ tiêu từ B2 đến B6) do sự khác biệt giữa chế độ kế toán và luật thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập trước thuế .

Một số trường hợp điển hình được kê khai vào chỉ tiêu này:

  1. Lãi chênh lệch tỉ giá của các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có thời hạn dưới 12 tháng đã thực hiện trong năm tính thuế và được đưa vào thu nhập của năm trước đó theo chế độ kế toán nhưng chưa được đưa vào thu nhập chịu thuế của năm trước đó (do lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện của các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp )

Ví dụ: 20/9/2014 Công ty cổ phần VAT xuất khẩu 1 lô hang trị giá 10.000 USD, khách hang thanh toán vào ngày 15/3/2015, công ty VAT ghi nhận doanh thu theo tỉ giá ngày giao hang 20/9/2014 là 1USD = 21.000 VNĐ.

Theo qui định của luật kế toán thì cuối năm tài chính ( 31/12/2014) doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ theo tỉ giá tại ngày lập báo cáo tài chính. Theo đó, tại ngày 31/12/2014 tỉ giá 1USD = 21.500 VND, như vậy Công ty Cp VAT được một khoản lãi ( = 500*10.000USD = 5.000.000VND), khoản lãi này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 nhưng không phải chịu thuế TNDN vì chưa thực hiện. Do vậy, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 công ty CP VAT điều chỉnh giảm khoản thu nhập này trong thu nhập chịu thuế.

Ngày 15/3/2015 khách hang thanh toán tiền cho công ty cổ phần VAT, công ty Cp VAT ghi nhận theo tỉ giá ngày thanh toán (15/3/2015) là 21.600VNĐ, Công ty VAT sẽ có them một khoản lãi (= 600* 10.000 – 500*10.000 = 1.000.000đ).

Theo luật kế toán, so với thời điểm bán hang công ty VAT thu được một khoản lãi là 6.000.000đ do chênh lệch tỉ giá, công ty cổ phần VAT đã ghi nhận vào doanh thu 5.000.000đ trong năm 2014 nên công ty VAT chỉ ghi nhận them 1.000.000 đ vào thu nhập năm 2015.

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp,  do khoản lãi 5.000.000đ chưa được ghi nhận là doanh thu trong năm 2014 nên chưa chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên trong năm 2015 khi khoản lãi này đã thực hiện (vì khách hang đã thanh toán) nên công ty VAT phải cộng khoản này vào thu nhập chịu thuế . Khoản lãi 5.000.000đ sẽ được ghi nhận vào chỉ tiêu B7 - khoản điều chỉnh tăng doanh thu làm tăng lợi nhuận kế toán trước thuế.

  1. Những khoản chi phí mà thuế không chấp nhận năm hiện tại nhưng sẽ chấp nhận là chi phí của những năm tiếp theo ( những khoản chênh lệch tạm thời)

Ví dụ:

Trong năm 2014 có một khoản chi phí khấu hao TSCĐ

Theo thuế, chi phí khấu hao là: 200.000.000đ

Theo kế toán, chi phí khấu hao là: 250.000.000đ

Vậy chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán là 50.000.000đ -> 50.000.000đ tạm thời trong năm 2014 sẽ ghi nhận vào chỉ tiêu B7

Chỉ tiêu B8:  Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (phần mềm tự động tính B8 = B9+B10+B11)

Chỉ tiêu B9: Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước

Ví d ụ: Công ty CP VAT  cho công ty B thuê văn phòng làm việc, giá thuê 1 năm là 120.000.000đ, công ty B yêu cầu công ty Cổ phần VAT phải xuất hóa đơn theo số tiền chưa có thuế GTGT 10% 240.000.000đ ( giá trị thuê nhà trong 2 năm 2014, 2015), vậy

Năm 2014 kế toán sẽ ghi nhận doanh thu theo luật kế toán như sau:

Nợ TK131:  264.000.000đ

Có TK511:   120.000.000đ

Có TK3387: 120.000.000đ

Có TK3331:   24.000.000đ

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2/ điều 5 TT 78/2014: đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cung ứng dịch vụ cho người mua hoàn thành hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm cung ứng dịch vụ hoàn thành thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm lập hóa đơn).

Do đó, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 thì điều chỉnh phần tài khoản 3387 là 120.000.000đ vào chỉ tiêu B2

Năm 2015  kế toán sẽ ghi nhận doanh thu theo luật kế toán như sau:

Nợ TK3387: 120.000.000đ

Có TK511: 120.000.000đ

Theo luật thuế TNDN thì trong năm 2015 sẽ ghi giảm doanh thu 120.000.000đ vào chỉ tiêu B9 (vì khoản doanh thu này đã được ghi nhận vào doanh thu tính thuế của năm 2014)

Chỉ tiêu B10: chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng

Ví d ụ: Công ty CP VAT  cho công ty B thuê văn phòng làm việc, giá thuê 1 năm là 120.000.000đ, công ty B yêu cầu công ty Cổ phần VAT phải xuất hóa đơn theo số tiền chưa có thuế GTGT 10% 240.000.000đ ( giá trị thuê nhà trong 2 năm 2014, 2015), vậy

Năm 2014 kế toán sẽ ghi nhận doanh thu theo luật kế toán như sau:

Nợ TK131:  264.000.000đ

Có TK511:   120.000.000đ

Có TK3387: 120.000.000đ

Có TK3331:   24.000.000đ

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2/ điều 5 TT 78/2014: đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cung ứng dịch vụ cho người mua hoàn thành hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm cung ứng dịch vụ hoàn thành thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm lập hóa đơn).

Do đó, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 thì điều chỉnh phần tài khoản 3387 là 120.000.000đ vào chỉ tiêu B2

Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng tạo ra doanh thu đó nên kế toán phải ước tính chi phí của khoản doanh thu điều chỉnh tăng (120.000.000đ), giả sử chi phí của khoản doanh thu điều chỉnh tăng là 80.000.000đ -> 80.000.000đ sẽ được phản ánh vào chỉ tiêu B10

Chỉ tiêu B11: Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế

Những khoản điều chỉnh giảm làm giảm lợi nhuận trước thuế khác mà không có ở chỉ tiêu B9, B10

Ví dụ: Công ty Cổ phần VAT đánh giá lại chênh lệch tỉ giá cuối năm là 5000.000 :

  • Nợ TK 1112:5.000.000đ

Có TK413: 5.000.000đ

  • Nợ TK413: 5.000.000đ

Có TK515: 5.000.000đ- > 5.000.000đ sẽ được phản ánh vào chỉ tiêu B11

Chỉ tiêu B12: Phần mềm tự động tính (B12 = A1 + B1 – B8)

Chỉ tiêu B13: (B13 = B12 – B14)

Chỉ tiêu B14: Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Chỉ tiêu này là tự động nhảy khi kê khai vào phụ lục 03 -05. Số liệu để tự động nhảy lên chỉ tiêu B14 là do chúng ta nhập vào phụ lục 03 -05 về doanh thu và chi phí của hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì số liệu của chỉ tiêu số 11 tự động nhảy lên chỉ tiêu B14 của tờ khai 03

Chỉ tiêu C1 (C1 = B13)

Chỉ tiêu C2: thu nhập miễn thuế

Đây là khoản thu nhập mà trong sổ sách kế toán đã ghi nhận vào TK loại 5, loại 7 rồi. Tức là đã tính vào chỉ tiêu A1 (lợi nhuận trước thuế rồi) nhưng theo qui định của luật thuế thì những khoản thu nhập này được miễn thuế nên ta loại trừ ra

Chỉ tiêu C3: chuyển lỗ và bù trừ lãi lỗ (C3 = C3a + C3b)

C3a: lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh được chuyển trong kỳ: Công ty được phép chuyển lỗ của những năm trước vào năm hiện tại để trước khi tính ra số thuế TNDN phải nộp. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ sau năm phát sinh lỗ và chuyển lien tục. Nếu quá 5 năm mà không chuyển hết lỗ thì không được chuyển nữa

C3b:Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD

Nếu công ty mà có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS thì số lỗ của hoạt động chuyển nhượng BĐS sẽ được xử lý như sau:

  • Chuyển lỗ vào hoạt động chuyển nhượng BĐS trước
  • Chuyển nhượng BĐS mà còn lỗ nữa thì số lỗ đó sẽ được bù trừ vào lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh

Lưu ý: chỉ có lỗ của hoạt động chuyển nhượng BĐS thì mới được chuyển vào lãi của hoạt động sxkd, nếu hoạt động sxkd lỗ và hoạt động chuyển nhượng BĐS lãi thì không được phép chuyển lỗ

Cách điền số liệu vào chỉ  tiêu C3b:

  • Điền số liệu lỗ vào phụ lục 03 – 2B trước
  • Lấy cột số 5 của phụ lục 03 – 2B điền vào chỉ tiêu số 10 của phụ lục 03 -05
  • Nếu còn lỗ nữa thì sẽ điền số lỗ cần kết chuyển đó vào chỉ tiêu 11a trên phụ lục 03 -5 , lúc này chỉ tiêu 11a trên phụ lục 03-5 sẽ nhảy qua chỉ tiêu C3b
  • Chỉ tiêu C4: chỉ tiêu này phần mềm tự tính (C4 =C1-C2-C3a-C3b)
  • Chỉ tiêu C5: trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ

Quỹ phát triển khoa học công nghệ, mỗi năm được trích tối đa là 10% của thu nhập tính thuế trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phải sử dụng hết trong 5 năm. Nếu không sử dụng hết thì sẽ bị phạt và mỗi năm phải làm báo cáo phụ lục 03-6/TNDN. Số tiền trích quỹ này được sử dụng trước khi tính thuế TNDN

  • Chỉ tiêu C6: thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học công nghệ: C6 = C4-C5=C7+C8+C9)
  • Chỉ tiêu C7: Thu nhập tính thuế theo thuế suất 22% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi)
  • Chỉ tiêu C8: Thu nhập tính thuế theo thuế suất 20% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi)
  • Chỉ tiêu C9: Thu nhập tính thuế theo thuế suất không ưu đãi khác

Là thu nhập tính thuế từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam hoặc từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hang hóa dịch vụ không ưu đãi khác

  • Chỉ tiêu C9a: Thuế suất không ưu đãi khác

Chỉ tiêu này phản ánh thuế suất của các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm

  • Chỉ tiêu C10: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh tính theo thuế suất không ưu đãi (C10 = C7*2%+C8*20%+C9*C9a)
  • Chỉ tiêu C11: Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi

Đây là chỉ tiêu tự động tính ra phần chênh lệch về số tiền thuế giữa áp dụng thue suất không ưu đãi và thuế suất ưu đãi. Chỉ tiêu này là tự động máy nhảy số liệu sau khi chúng ta điền vào phụ lục 03-03A ưu đãi. Tại chỉ tiêu số 4 sẽ tự động nhảy số liệu ra đây

  • Chỉ tiêu C12: Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trong kỳ

Chỉ tiêu này tự động nhảy số liệu từ chỉ tiêu số 9 ứng với 4.5 của phụ lục 03-3A

  • Chỉ tiêu C13: Số thuế TNDN được miễn giảm theo hiệp định
  • Chỉ tiêu C14: Số thuế TNDN được miễn giảm không theo luật thuế TNDN
  • Chỉ tiêu C15: Số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế

Số thuế thu nhập được trừ là số thuế thu nhập thực nộp tại nước ngoài đối với phần thu nhập được chia cho doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các chứng từ nộp thuế nhưng không vượt quá số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại dòng “Tổng Cộng” của cột số (11) phụ lục 03-4/TNDN. Số liệu này sẽ tự động nhảy vào C15 nếu chúng ta điền số liệu tại cột tổng cộng số 11 của phụ lục 03-04

  • Chỉ tiêu C16: phần mềm tự động tính( C16 = C10 –C11- C12 – C15)
  • Chỉ tiêu D: Tổng số thuế TNDN phải nộp ( D = D1+D2+D3)

Chỉ tiêu D1: Thuế TNDN của hoạt động SXKD (D1 = C16)

Chỉ tiêu D2: Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: chỉ tiêu này kê khai riêng phụ lục 03-05 và nhảy số liệu vào chỉ tiêu D2 của tờ khai 03/TNDN

Chỉ tiêu D3: Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có): chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế phải nộp khác ngoài thuế TNDN từ hoạt động SXKD và chuyển nhượng BĐS

Ví dụ

Theo qui định của luật thuế TNDN thì trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập nếu quỹ phát triển khoa học và công nghệ nếu không sử dụng hoặc không được sử dụng hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ khoản thuế thu nhập đó. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dung để tính số thuế thu hồi là số thuế áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ. Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN tính trên phần thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích để điền vào chỉ tiêu này

Chỉ tiêu E: Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm (E = E1+E2+E3)

E1: Thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động SXKD: là số thuế trong năm đã tạm nộp tính đến ngày đang làm báo các quyết toán thuế TNDN của năm đó (theo qui định thì hạn nộp thuế TNDN tạm nộp là ngày 31/1 của năm tài chính sau đó)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của thuế TNDN trong năm tính đến thời điểm đang làm tờ khai quyết toán thuế TNDN

E2: Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS

E3: Thuế TNDN từ hoạt động khác

Chỉ tiêu G: Tổng số thuế TNDN còn phải nộp (G = G1+G2+G3)

Chỉ tiêu G1: Thuế TNDN của hoạt động SXKD ( G1 = D1 – E1)

Chỉ tiêu G2: Thuế TNDN của hoạt động chuyển nhượng BĐS (G2 = D2 – E2)

Chỉ tiêu G3: Thuế TNDN của hoạt động khác (G3=  D3 –E3)

Chỉ tiêu H: 20% số thuế TNDN phải nộp (H= D*20%)

Chỉ tiêu I: Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với số thuế TNDN phải nộp (I= G-H)

  • Nếu chỉ tiêu này ra số dương thì doanh nghiệp sẽ bị nộp phạt = I*0.05%* số ngày chậm nộp
  • Nếu chỉ tiêu này ra số âm thì không bị nộp phạt 



    Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!     

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế, kế toán thực hành, thực tế chuyên sâu các mô hình doanh nghiệp tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625