Thế nào là cộng (gộp) nối sổ bảo hiểm xã hội? Thủ tục cộng (gộp) nối sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? Đây là những thông tin cần thiết mà người lao động nên biết để bảo vệ những quyền lợi mình được hưởng khi chuyển tới nơi làm việc mới. Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ với các bạn bài viết sau, mời các bạn tham khảo:
Tại khoản 4 điều 46 của QĐ 595/QĐ-BHXH (Thay thế QĐ 959 cũ) quy định:
=> Vì vậy, trong quá trình làm việc bạn mà bạn nghỉ việc và chuyển đổi sang làm việc tại một công ty khác và được đóng bảo hiểm xã hội tại công ty đó thì trong trường hợp này bạn phảilàm thủ tục cộng , nối sổ bảo hiểm tại công ty mới với nơi làm hiện tại với sổ bảo hiểm tại công ty cũ để chỉ có 1 sổ bảo hiểm duy nhất
Thủ tục gộp sổ BHXH theo quy định tại Điều 29 Quyết định 959/QĐ- BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 cần nộp 1 bộ hồ sơ gồm:
-Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin mẫu TK1-TS
- Hai sổ BHXH đã cấp (tại công ty mới và công ty cũ)
- Đơn đề nghị Mẫu đơn D01-TS (ban hành theo Quyết 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam)
- Công văn của đơn vị Mẫu D01b-TS (ban hành theo Quyết 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam)
- Các giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh, cmt...)
* Thủ tục gộp sổ
Bạn có thể nộp hồ sơ cho công ty nơi bạn đang làm việc hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty bạn tham gia để được giải quyết gộp sổ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Trung tâm Đào tạo Kế toán VAT chúc các bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"