• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-03-21 04:52:01 1163 Lượt xem
 

Khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động sẽ không tránh khỏi các vướng mắc. Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu những vướng mắc phổ biến nhất khi chấm dứt hợp đồng lao động thông qua bài viết dưới đây:

 

1. Hợp đồng lao động chấm dứt khi nào?

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động 2012, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi là HĐLĐ) bao gồm:

 

+ Hết hạn HĐLĐ

+ Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ

+ Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ

+ Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu (đáp ứng điều kiện về tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội)

+ Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

+ Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải

+ Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp

+ Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp

+ Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

+ Do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp

 

2. Doanh nghiệp phải làm gì khi chấm dứt HĐLĐ?

 

Có nhiều trường hợp chấm dứt HĐLĐ và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ phát sinh một số trách nhiệm tương ứng.

 

Cụ thể:

Ví dụ với trường hợp chấm dứt HĐLĐ khi HĐLĐ hết hạn:

 

Điều tiên quyết, doanh nghiệp cần làm để giải quyết chấm dứt HĐLĐ do hết hạn, đó là: Ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo về thời điểm hết hạn hợp đồng đến người lao động; nếu không, sẽ có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500,000 đồng đến 1,000,000 đồng.

 

Tiếp đến, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải có văn bản Quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động.

 

Cuối cùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

3. Người lao động khi chấm dứt HĐLĐ được hưởng Trợ cấp thôi việc hay Trợ cấp mất việc làm?

 

Phải dựa vào trường hợp chấm dứt HĐLĐ để xác định người lao động được hưởng Trợ cấp thôi việc hay Trợ cấp mất việc làm. Tuy nhiên, không phải người lao động nào chấm dứt HĐLĐ theo các trường hợp tại Điều 36 nêu trên thì sẽ chắc chắn được hưởng Trợ cấp thôi việc hay Trợ cấp mất việc làm.

 

4. Những lưu ý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật?

 

Khi doanh nghiệp hoặc người lao động chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, cần lưu ý một số nội dung dưới đây:

 

Một số lưu ý cho Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

 

- Người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Người lao động phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của Người lao động trong những ngày không báo trước.

- Người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho chủ sử dụng lao động.

 

Một số lưu ý cho Doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

 

Người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, căn cứ theo Điều 42 Bộ luật lao động 2012 như sau:

+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

+ Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường trên người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

+ Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc nêu trên, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

Xem thêm: Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 

5. Doanh nghiệp có phải chốt sổ bảo hiểm khi người lao động chấm dứt HĐLĐ?

 

Khi chấm dứt HĐLĐ, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ Bảo hiểm Xã hội và những giấy tờ khác mà doanh nghiệp đã giữ lại của người lao động. Thực tế, vẫn còn doanh nghiệp chậm trễ, thậm chí là không trả lại sổ Bảo hiểm Xã hội cho người lao động dẫn đến việc bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

6. Lao động nữ đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản?

 

Chế độ thai sản khi sinh con đối với lao động nữ không phân biệt lao động nữ đó còn làm việc theo HĐLĐ hay không, mà chỉ cần người lao động đó đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được hưởng.

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi lao động nữ chấm dứt HĐLĐ trong thời gian mang thai, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh con.

 

7. Thẻ Bảo hiểm Y tế có còn giá trị sử dụng khi người lao động nghỉ việc không?

 

Sau khi người lao động nghỉ việc thì thẻ Bảo hiểm Y tế sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm đóng bảo hiểm cho người lao động và người lao động chỉ được sử dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh trong thời gian này.

 

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!

 

 Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625