Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại không biết điều kiện và thủ tục ra sao? Vậy thì hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu về những vấn đề cần chú ý khi thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ nhé!
+ Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đặt tên cho doanh nghiệp của riêng mình, việc đặt tên này không chỉ là cái tên để hoạt động trong giao dịch kinh doanh, mà sau này nó còn gắn liền với cả thương hiệu của doanh nghiệp.
+ Việc đặt tên cho doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, được trình bày rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp. Đặt tên phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
+ Tên đặt không trùng hợp với bất cứ doanh nghiệp nào đã đăng ký trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Tên doanh nghiệp được viết bằng tiếng Việt, phát âm được, và phải có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin tên doanh nghiệp tại cổng thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc này giúp bạn tránh được sự trùng hợp với các doanh nghiệp khác.
+ Lựa chọn những ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, không thuộc những ngành nghề cấm hoạt động kinh doanh của nhà nước. Bạn cần phải xem xét lại ngành nghề mình định kinh doanh thuộc về ngành nào, có mã bao nhiêu trong hệ thống ngành nghề tại Việt Nam. Cần phải xác định đúng để tránh tình trạng vi phạm pháp luật khi kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký trong giấy phép kinh doanh.
+ Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn có 2 loại: thứ nhất ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện khi hoạt động và còn lại là ngành nghề kinh doanh theo quy định phải có những điều kiện bắt buộc kèm theo.
+ Địa điểm mà doanh nghiệp đặt làm trụ sở phải nằm trong lãnh thổ của nước Việt Nam.
+ Có địa chỉ rõ ràng gồm số nhà, tên phường, thị trấn, có địa chỉ liên hệ như số điện thoại, số fax cũng như thư điện tử. Trụ sở này có thể là trụ sở thuê có hợp đồng không nhất thiết phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Hiện nay Luật doanh nghiệp quy định các công ty, chi nhánh văn phòng đại điện không đượp phép đặt trụ sở tại các chung cư. Do đó bạn cần lưu ý để chọn được địa điểm đặt trụ sở chính xác.
Xem thêm: Quy định về việc góp vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp
Đối với vốn doanh nghiệp sẽ có 2 loại đó là vốn điều lệ và vốn pháp định trong đó:
+ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu doanh nghiệp cần có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định cho từng ngành nghề (không và có điều kiện). Số vốn này bắt buộc phải được ký quỹ tại ngân hàng hoặc được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền nếu đó là tài sản khác.
+ Tuy luật không quy định áp dụng vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp nhưng cũng cần lưu ý về những quy định tăng giảm trong vốn điều lệ cho mỗi loại hình doanh nghiệp, thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên thành lập.
Cuối cùng người thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lựa chọn cho doanh nghiệp mình muốn thành lập đi theo các loại hình doanh nghiệp nào như doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân, hợp danh…Việc định hình được doanh nghiệp giúp ích rất nhiều đến việc kinh doanh sau này.
- Tặng giá ưu đãi chữ ký số USB Token gói 3 năm chỉ với 1.000.000 đồng
- Tặng 30% theo giá niêm yết các gói Hoá đơn điện tử
- Tặng 30% theo giá niêm yết các gói phần mềm kế toán ADSOFT
- Miễn 100% phí tích hợp Hoá đơn điện tử với phần mềm kế Toán ADSOFT
Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!
Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"