Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động cần biết những điều gì? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Theo Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Với hợp đồng lao động xác định thời hạn, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng không quá 36 tháng.
Theo đó, việc hết hạn hợp đồng lao động chỉ đặt ra đối với trường hợp các bên ký hợp đồng xác định thời hạn. Vậy khi hợp đồng này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc có bắt buộc ký hợp đồng mới không?
Trả lời cho câu hỏi này, điểm a khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ:
“2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới;[…]”
Khi ký hợp đồng lao động mới, các bên chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, sau đó mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ các trường hợp tại điểm c khoản 2 Điều này:
- Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
- Sử dụng người lao động cao tuổi;
- Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Điểm a khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 cũng quy định rằng:
“Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;”
Đồng nghĩa rằng, mặc dù hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong hợp đồng cũ.
Như đã đề cập ở trên, BLLĐ năm 2019 đã đặt ra giới hạn 30 ngày để người sử dụng lao động và người lao động tiến hành giao kết hợp đồng mới sau khi hợp đồng cũ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc.
Sau 30 ngày mà doanh nghiệp không chịu ký hợp đồng mới thì quyền lợi của các bên sẽ được giải quyết theo điểm b khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019 như sau:
“b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
Theo đó, nếu để người lao động tiếp tục làm mà không ký hợp đồng mới thì sau 30 ngày kể từ ngày hợp đồng mà các bên đã giao kết hết hạn, hợp đồng này sẽ tự động trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nếu sau 30 ngày mà người sử dụng lao động vẫn cố tình không ký hợp đồng lao động mới thì người lao động sẽ đương nhiên hưởng các quyền lợi của hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!
Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế hãy đăng ký: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại Trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng. Nhanh tay đăng ký khóa học để được tặng 10% học phí.
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"