• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-05-01 13:18:14 218 Lượt xem
 

 

1. Cưỡng chế nợ thuế là gì?

 

Cưỡng chế nợ thuế là một trong những biện pháp được Tổng cục thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có

khả năng thu hồi theo quy định của Luật Quản lý Thuế.

 

2. Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế

 

Một số trường hợp mà doanh nghiệp có thể bị cưỡng chế thuế như sau:

 

– Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp

thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

– Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

 

– Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể

từ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm

hành chính vi phạm về thuế.

 

– Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà Người

nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi

hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành

quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

 

Ngoài ra, một số trường hợp vi phạm dưới đây cũng sẽ bị cưỡng chế nợ thuế:

 

– Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý

thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

– Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày -tính từ ngày hết hạn nộp

tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa

nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử

lý vi phạm hành chính.

 

– Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho

bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ

quan thuế.

 

– Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ

quan có thẩm quyền.

 

3. Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo quy định

 

3.1. Quy trình cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nợ thuế

mở tại kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác

 

Bước 1: Lập danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế

 

Việc lập danh sách người nợ thuế dựa trên cơ sở, căn cứ sau đây:

 

– Người nợ thuế có tiền nợ thuế trong khoảng thời gian quá 60 ngày, tính từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo

quy định mà cơ quan thuế chưa thực hiện cưỡng chế.

 

– Người nợ thuế có khoản nợ được gia hạn, tuy nhiên còn dưới 30 ngày thì hết thời gian gia hạn.

 

– Đối tượng là tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế quá thời hạn quy định 60 ngày, tính từ thời

điểm hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế nợ của cơ quan thuế mà người nộp thuế hoặc tổ

chức bảo lãnh chưa nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.

 

– Khi có quyết định xử phạt mà người nợ thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

 

– Người nợ thuế thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế bao gồm:

 

+ Ngừng sử dụng hóa đơn.

 

+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

 

+ Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

 

+ Người nợ thuế đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.

 

– Đối tượng là người nợ thuế có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

 

Quá trình lập danh sách diễn ra như sau:

 

Vào mỗi tháng, công chức tiến hành rà soát cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế cũng như những tài liệu liên quan

để cập nhật vào danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa

tài khoản.

 

Bước 2: Thực hiện thu thập và xác minh thông tin của người nợ thuế:

 

– Công chứng tiến hành rà soát thông tin về tài khoản của người nợ thuế để chuẩn bị cưỡng chế.

 

– Cần xác minh, thu thập những thông tin sau:

 

+ Các tài khoản mở tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác: nơi mở, số tài khoản.

 

+ Trường hợp thấy cần thiết thì còn rà soát thông tin số dư trong  tài khoản, thông tin khác có liên quan đến

tài khoản và giao dịch qua tài khoản.

 

Bước 3: Lập danh sách người nợ thuế phải cưỡng chế:

 

Công chức lập danh sách người nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa

tài khoản theo mẫu số 01-2/DS-TK trên cơ sở danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế kèm theo các

thông tin đã thu thập cũng như xác minh được.

 

Bước 4: Ra quyết định cưỡng chế:

 

– Ra dự thảo quyết định cưỡng chế theo mẫu số 01/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số

126/2020/NĐ-CP và Lệnh thu ngân sách nhà nước.

 

Bên cạnh đó, bao gồm những hồ sơ, giấy tờ sau:

 

+ Tờ trình về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, nêu rõ diễn biến quá trình đôn đốc người nợ thuế.

 

+ Thông báo tiền thuế nợ theo mẫu.

 

+ Văn bản xác minh thông tin.

 

+ Tài liệu chứng minh người nợ thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

 

+ Văn bản cung cấp thông tin của người nợ thuế hoặc của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

 

+ Các văn bản, tài liệu khác.

 

– Thực hiện báo cáo lên lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế để ký, ban hành quyết định cưỡng

chế.

 

–  Thủ trưởng cơ quan thuế ký và ban hành quyết định cưỡng chế.

 

Bước 5: Gửi và công khai quyết định cưỡng chế:

 

Tiến hành gửi cho người nợ thuế quyết định cưỡng chế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước.

 

Bước 6: Tổ chức thực hiện.

 

3.2. Quy trình cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

 

Bước 1: Lập danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế:

 

Việc lập danh sách dựa trên căn cứ sau:

 

– Cá nhân không mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.

 

– Cá nhân có mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan thuế ban

hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản nhưng đến ngày lập danh sách số tiền thuế nợ bị cưỡng

chế chưa được nộp đủ.

 

– Đối tượng đang được cơ quan thuế áp dụng một trong các biện pháp sau:

 

+ Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

 

+ Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

 

+ Người nợ thuế đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.

 

– Đối tượng có hành vi bỏ trốn hoặc phát tán tài sản.

 

Từ đó, thực hiện lập danh sách.

 

Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế:

 

Người có thẩm quyền thực hiện thu thập các nội dung bao gồm:

 

– Tên, mã số thuế, địa chỉ của cơ quan, tổ chức chi trả.

 

– Tên, mã số thuế, tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế.

 

Bước 3: Thực hiện lập danh sách người nợ thuế phải cưỡng chế:

 

Công chức lập danh sách người nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc

thu nhập theo mẫu số 02-2/DS-TL trên cơ sở danh sách người nợ thuế chuẩn bị cưỡng chế.

 

Bước 4: Ra quyết định cưỡng chế:

 

– Ra dự thảo quyết định cưỡng chế theo mẫu số 02/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số

126/2020/NĐ-CP.

 

Ngoài ra, còn kèm các giấy tờ sau:

 

+ Tờ trình về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế.

 

+ Thông báo tiền thuế nợ.

 

+ Văn bản xác minh thông tin.

 

+ Văn bản cung cấp thông tin từ cơ quan chi trả, cá nhân bị cưỡng chế.

 

+ Quyết định cưỡng chế đã ban hành.

 

+ Tài liệu, giấy tờ xác minh người nợ thuế có hành vi bỏ trốn hoặc phát tán tài sản.

 

+ Các giấy tờ, tài liệu khác.

 

– Thực hiện báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế để ký, ban hành ra quyết định cưỡng

chế.

 

Bước 5: Gửi và công khai quyết định cưỡng chế:

 

Sau khi ra quyết định cưỡng chế thì cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định đến cho người nợ thuế.

 

Bước 6: Tổ chức thực hiện.

 

Qua đây ta thấy được trong hành trình kinh doanh, việc đối mặt với nợ thuế là một thách thức không thể tránh

khỏi. Quy trình cưỡng chế nợ thuế là một phần quan trọng của hệ thống thuế, giúp đảm bảo tính công bằng và

thu nhập nguồn lực cho ngân sách quốc gia

 

Xem thêm: Người nộp thuế xin cấp hoá đơn bán lẻ khi đang cưỡng chế hoá đơn

 

Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:

 

- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh

- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội

- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT, EASYBOOK

- Trung tâm đào tạo kế toán VAT liên tục đào tạo các lớp: Kế toán Trưởng, Kế toán Tổng hợp, Kế toán Xây dựng, Kế

toán Xuất nhập khẩu, Kế toán Dịch vụ - Vận tải…

 

-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng

-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán,

Hóa đơn điện tử

-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào

 

Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625.625 hoặc 0945.625.625!

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625