• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-12-25 17:05:51 66 Lượt xem
 

Để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc trả lương cho người lao động theo lương cứng và thưởng KPI khi hoàn thành công việc. Vậy thưởng KPI có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Hãy cùng trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

 

Lương KPI là lương gì?

 

Lương KPI (Key Performance Indicator) là một hình thức trả lương dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Mức lương này không cố định mà phụ thuộc vào việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong hệ thống KPI. Thông qua đó, công ty có thể khuyến khích nhân viên đạt hiệu suất cao hơn bằng cách gắn lương thưởng với thành tích cá nhân.

 

Lương KPI có tính đóng BHXH không?

 

Khoản 2 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:

 

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

 

Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

 

Mặt khác, theo Thông tư 10/2020/BLĐTBXH, khoản bổ sung khác tính đóng BHXH sẽ được xác định theo tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

 

“Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;”

 

Như vậy, tiền lương đóng BHXH của người lao động được xác định là các khoản tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được mức cụ thể và được trả thường xuyên mỗi kỳ trả lương. Theo đó, tiền lương đóng BHXH sẽ mang tính cụ thể, ổn định và được chi trả trong mỗi kì trả lương.

 

Trong khi đó, tiền lương KPI được trả theo mức độ hoàn thành công việc của người lao động nên không phải tháng nào người lao động cũng được nhận và số tiền được trả theo KPI của mỗi tháng cũng có thể khác nhau.

 

Từ những phân tích trên, có thể thấy, tiền lương KPI trong trường hợp này sẽ không tính vào mức lương đóng BHXH của người lao động.

 

Tiền lương KPI có phải đóng thuế TNCN không?

 

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

 

Trong đó, điểm b khoản 2 Điều này cũng nêu rõ các khoản phụ cấp, trợ cấp thuộc tiền lương tiền công mà không bị tính thuế TNCN, bao gồm:

 

“- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

 

- Phụ cấp quốc phòng, an ninh;

 

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

 

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

 

- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về BHXH;

 

- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

 

- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định.”

 

Như vậy, lương KPI hưởng theo hiệu quả công việc không thuộc các khoản trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế TNCN. Do đó, tiền lương KPI cũng sẽ được cộng vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế TNCN.

 

Xem thêm: Thưởng Tết, lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?

 

 

 

Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:

 

- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh

- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội

- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT, EASYBOOKS

- Trung tâm đào tạo kế toán VAT liên tục đào tạo các lớp: Kế toán Trưởng, Kế toán Tổng hợp, Kế toán Xây dựng, Kế toán Xuất nhập khẩu, Kế toán Dịch vụ - Vận tải…

 

-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng

-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử

-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào

 

Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625!

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625