• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-11-23 05:57:37 7346 Lượt xem
 

Thủ tục thanh lý TSCĐ - Cách hạch toán thanh lý TSCĐ

 

Thanh lý Tài sản cố định, có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng không, thuế suất thuế gtgt khi thanh lý tài sản cố định, thủ tục chứng từ, cách hạch toán  khi thanh lý tài cố định. Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ kiến thức về những nội dung nêu trên như sau:

 

1.Thủ tục và trình tự tiến hành thanh lý TSCĐ

 

Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

 

"3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải thực hiện những công việc sau:

  • Ra quyết định thanh lý

  • Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ ( hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ)

          Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ."

 

Vậy

Thủ tục hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm :

- Quyết định Thanh lý TSCĐ.

- Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

- Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

- Biên bản kiêm kê tài sản cố định

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.

- Hóa đơn bán TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản hủy tài sản cố định

- Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

 

Chú ý: Khi thanh lý tài sản cố định thì các bạn phải xuất hóa đơn với thuế suất thuế GTGT là 10% (theo hướng dẫn tại công văn số 549/CT-TTHT ngày 3/4/2014)

 

Thủ tục tiến hành thanh lý TSCĐ

Bước 1:

 Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.

Bước 2:

 Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

Hội đồng thanh lý tài sản gồm:

 

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

 

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

 

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

 

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

 

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;

 

+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

 

Bước 4: Tiến hành thanh lý:

Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản)

Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị.

Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.

 

2. Hạch toán thanh lý tài sản cố định

Theo Điểm 3.2 Khoản 3  Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hạch toán thanh lý tài sản cố định hữu hình như sau:

 Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ. . . 

a. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý (Xóa bỏ TSCĐ):

 

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)

     Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

 

b. Khi bán tài sản - Phản ánh doanh thu:

 - Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

 

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán

     Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

     Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

   

 - Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán

     Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

 

c. Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

 

Nợ TK 811: chi phí thanh lý TSCĐ

Nợ TK 1331: thuế gtgt được khấu trừ

             Có TK 1111,1121,331: tổng giá thanh toán

 

Ví dụ

Công ty đào tạo kế toán VAT thanh lý xe ô tô camry , nguyên giá 1000 triệu  đồng, tại thời điểm thanh lý đã hao mòn lũy kế  500 triệu đồng. Doanh thu thanh lý (chưa có thuế gtgt 10%) là 600 triệu đồng, khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản, chi phí phục vụ cho việc thanh lý tài sản trên là 15 triệu đồng (chưa có thuế gtgt 10%), chi phí thanh lý tài sản trên công ty kế toán VAT đã thanh toán bằng tiền mặt. Công ty kế toán VAT kê khai thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ

 

Định khoản

a. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý (Xóa bỏ TSCĐ):

 

Nợ TK 214 : 500 triệu đồng

Nợ TK 811 : 500 triệu đồng

            Có TK 211 : 1000 triệu đồng

 

b. Khi bán tài sản - Phản ánh doanh thu:

 

Nợ các TK  112,111, 131: 660 triệu đồng

           Có TK 711 : 600 triệu đồng

            Có TK 3331 : 60 triệu đồng

 

c. Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.

 

Nợ TK 811: 15 triệu đồng

Nợ TK 1331: 1.5 triệu đồng

             Có TK 1111: 16.5 triệu đồng

 

 

Xem thêm: Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế, kế toán thực hành, thực tế chuyên sâu các mô hình doanh nghiệp tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625