• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-04-25 08:53:24 3110 Lượt xem
 

Các chi phí đầu tư nâng cấp/ sửa chữa TSCĐ sẽ được đưa vào nguyên giá, hay đưa vào chi phí kinh doanh trong kỳ? Trung tâm đào tạo kế toán VAT mời bạn tham khảo bài viết.

  • Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
  • Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.

·          

Theo thông tư 45 của Bộ tài chính áp dụng từ ngày 10/06/2013

“Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:

1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.”

 

Cách hạch toán

a,Nếu sửa chữa có kế hoạch 
- Hàng tháng kế toán sẽ trích một khoản chi phí sẽ phải trả. Đó chính là chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch
  Nợ TK 627, 641,642
         Có TK 335 : Số theo kế hoạch.
- Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi
Nợ TK 2413 : Số thực tế phát sinh
  Nợ TK 133
        Có TK 111, 112, 331.
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán quyết toán và số tiền theo kế hoach và số tiền thực tế phát sinh.
+ Nếu số kế hoạch lớn hơn số thực tế
  Nợ TK 335: Số kế hoạch
        Có TK 2413 : Số thực tế phát sinh
        Có TK 627,641,642
+ Nếu số kế hoạch nhỏ hơn số thực tế phát sinh
  Nợ TK 335
  Nợ TK 627,641,642
        Có TK 2413
+ Nếu số thực tế bằng số kế hoạch
  Nợ TK 335
       Có TK 2413


b, Sửa chữa ngoài kế hoạch

- Khi tiến hành sửa chữa, kế toán phản ánh chi phí thực tế phát sinh
  Nợ TK 2413: Số thực tế
  Nợ TK 133
        Có TK 111, 112, 331
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán kế chuyển để phân bổ dần
  Nợ TK 242,142
       Có TK 2413 : Số thực tế.
- Hàng tháng kế toán phân bổ dần 1 khoảng chi phí sản xuất kinh doanh
  Nợ TK 627, 641, 642
        Có TK 242,142.

 

Xem thêm: Quy định về TSCĐ và nguyên tắc quản lý TSCĐ

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công!

 

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế, kế toán thực hành, thực tế chuyên sâu các mô hình doanh nghiệp tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625