• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-04-18 12:54:56 1086 Lượt xem
 

Hướng dẫn cách tính giá trị hàng tồn kho theo các phương pháp khác nhau như: Phương pháp bình quân gia quyền, thực tế đích danh, nhập trước, xuất trước, nhập sau xuất trước.

 

1. Hàng tồn kho bao gồm:

 

 - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;

- Chi phí dịch vụ dở dang.

 

 2. Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho:

 

 - Phương pháp tính theo giá đích danh (thực tế đích danh)

- Phương pháp bình quân gia quyền;

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)   - TT200 hiện nay đã loại bỏ PP này.

 

 3. Ưu nhược điểm của từng phương pháp tính giá:

 

 a) Theo phương pháp bình quân gia quyền: (Được sử dụng nhiều nhất)

- Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của hàng tồn kho đầu kỳ và hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ, theo công thức sau:

 

Giá thực tế = Số lượng  x Giá trị trung bình

 

- Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. và được tính theo 3 phương pháp sau:

 

Theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:

 - Theo phương pháp này, thì đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của DN áp dụng mà kế toán căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:

 

Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:

- Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau:

b) Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):

 - Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

 

Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

 

Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

 

⇒ Như vậy

TG hàng hoá tồn cuối kỳ = ∑(SL HH mua lần cuối * ĐG mua TT từng lô hàng )

 

c) Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO): (TT200 hiện nay đã loại bỏ PP này)

- Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

 

 TG hàng hoá tồn cuối kỳ = ∑(SL HH mua lần đầu * ĐG mua TT từng lô hàng )

 

- Như vậy, với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế

 

d) Phương pháp giá thực tế đích danh:

- Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

- Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

- Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

 

Ví dụ:

Doanh nghiệp áp dụng thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Có tình hình nhập xuất như sau:    ĐVT( 1000đ)

1) Tồn kho đầu kì 250 kg Giá thực tế 2.500 đ

2) Ngày 5/8 nhập lần 1: 100 kg, giá mua là 1122 (thuế VAT 10%). Chi phí thu mua là 80

3) Ngày 8/8 nhập lần 2: 800 kg, giá mua chưa có thuế là 8.400 (thuế VAT 10%). Chiết khấu thương mại hưởng là 2 %

4) Ngày 10/8 xuất kho lần 1 là 300 kg

5) Ngày 20 / 8 nhập kho lần 3 là 550 kg, giá thanh toán là 6050 (VAT 10%). Chi phí thu mua 210, giảm giá 100

6) Ngày 25/8 xuất kho lần 2 là 1000 (kg)

 

Cách tính

* Giá thực tế xuất kho

(a) Theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ

Trị Giá xuất ngày 10/8    xuất lần 1 = 300 *10,26 = 3.078

Trị Giá xuất ngày 25/8    xuất lần 2 = 1000 *10,26 = 1026

 

(b) Theo Giá đơn vị  bình quân sau mỗi lần nhập 

(c) Theo phương pháp nhập trước  - xuất trước

(d) Theo phương pháp nhập sau  - xuất trước

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công! 

 

 Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Khóa học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải Phòng

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625