• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-03-29 01:36:23 2993 Lượt xem
 

 Doanh nghiệp có thể thỏa thuận cho mượn lao động

 

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, khoảng thời gian vào mùa thấp điểm, lao động gần như không có việc làm nhưng để giữ chân người lao động doanh nghiệp vẫn phải trả lương và đóng góp các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động trong khoảng thời gian đó. Để giảm bớt gánh nặng về chi phí , một số doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp ký hợp đồng cho doanh nghiệp khác mượn lao động trong khoảng thời gian ít việc -> giải pháp này có đúng pháp luật không ? Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ với các bạn về vấn đề này như sau:

 

Theo quy định hiện hành, người lao động và người sử dụng lao động “phải trực tiếp giao kết hợp đồng”, vì vậy việc hai công ty thỏa thuận mượn lao động là không phù hợp.

 

Công ty cổ phần Phân bón Hoa Cương Đất Việt (TP. Hồ Chí Minh) chuyên sản xuất phân bón, không có chức năng cho thuê lao động. Công việc của công ty mang tính chất mùa vụ, vào các mùa thấp điểm, lao động gần như không có việc làm, hoặc có thì thu nhập rất thấp vì lương khoán sản phẩm.

 

Công ty vẫn phải chịu một khoản chi phí lương, bảo hiểm khi người lao động không có việc làm, nhưng nếu thuê lao động theo thời vụ thì sẽ không chủ động được nhân lực sản xuất. Trong khi đó, các công ty đối tác của Công ty cổ phần Phân bón Hoa Cương Đất Việt cũng chỉ cần lao động vào mùa cao điểm (ví dụ công ty cà phê vào mùa thu hoạch) và có nhu cầu thuê mướn lao động vào giai đoạn này.

 

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, Công ty cổ phần Phân bón Hoa Cương Đất Việt đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, trong những trường hợp như nêu trên, Công ty có thể thỏa thuận cho công ty đối tác mượn lao động được không? Nếu được thì Công ty phải làm những thủ tục gì?

 

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động và người sử dụng lao động “phải trực tiếp giao kết hợp đồng”, vì vậy việc hai công ty thỏa thuận mượn lao động là không phù hợp.

 

Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định hình thức cho thuê lại lao động, theo đó hình thức này “là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động”.

 

Đây có thể là hình thức sử dụng lao động phù hợp với tình trạng hoạt động của Công ty và để hoạt động theo hình thức này Công ty phải được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

 

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ

 

=>Kết luận

Doanh nghiệp không được phép thỏa thuận cho doanh nghiệp khác mượn lao động ( trừ khi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định tại Bộ Luật Lao động)

 

Xem thêm: Quy định về bảo hiểm bắt buộc cho hợp đồng lao động thử việc

 

 

Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chúc các bạn thành công !

 

 Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Khóa học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải Phòng

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625