Khi có biến động về nhân sự dẫn tới thay đổi thông tin đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), doanh nghiệp phải làm thủ tục báo tăng/giảm lao động tới cơ quan BHXH. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục này. Vậy trong trường hợp đó, doanh nghiệp có bị phạt hay không? Hãy cùng Trung tâm đào tạo kế toán VAT tìm hiểu qua bài viết sau:
Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:
“1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.”
Cụ thể, trong một số các trường hợp sau đây, người sử dụng lao động sẽ phải báo tăng hoặc giảm lao động với cơ quan BHXH:
- Ký hợp đồng lao động với nhân viên mới.
- Người lao động đi làm trở lại sau khi nghỉ không lương 14 ngày làm việc trở lên/tháng.
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trong tháng.
- Người lao động quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động….
- Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
- Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng;
- Tạm hoãn hợp đồng lao động…
Điểm a khoản 1 Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ:
“1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;”
Theo đó, sau khi ký hợp đồng lao động với nhân viên mới, người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày.
Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp doanh nghiệp lập danh sách báo giảm chậm thì sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Cùng với đó, điểm 10.3 mục 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT cũng quy định:
“Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng BHYT của tháng sau. Trường hợp không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”
Theo đó, khi có phát sinh báo giảm lao động, doanh nghiệp phải kịp thời làm thủ tục báo giảm từ ngày 28 đến ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu báo giảm từ ngày 01 tháng sau, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHYT của cả tháng sau.
Xem thêm: Doanh nghiệp được nợ tiền BHXH trong bao lâu?
Nếu đã ký hợp đồng lao động mà không thực hiện báo tăng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;”
Theo đó, với mỗi người lao động bị báo tăng chậm, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 - 08 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
Hiện nay chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ thể được đặt ra đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm.
Tuy nhiên nếu báo giảm lao động chậm thì theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.
Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:
- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh
- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội
- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT
-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng
-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử
-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625!
Trung tâm đào tạo kế toán VAT (Số 314 Lạch Tray - Hải Phòng) chúc các bạn thành công!
Chia sẻ bài viết:
Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT
Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625
Email: vatjsc@gmail.com
Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"