• Tư vấn tuyển sinh

    02253.625.625 - 0945.625.625
  • Hỗ trợ PM kế toán

    0945.625.625
  • Tư vấn kế toán - thuế

    0905.625.625
2024-05-15 22:58:15 168 Lượt xem
 

Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt, thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Vậy làm thế nào để các tổ chức, cá nhân người nước ngoài được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

 

 Mời các bạn cùng Công ty đào tạo kế toán VAT theo dõi bài viết sau:

 

1. Quy định được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam

 

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 về đăng ký kinh doanh, quy định:

 

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

 

Hộ kinh doanh là tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, tức là chịu trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

 

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:

 

“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

 

a)Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

 

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

 

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”

 

Theo quy định trên, điều kiện bắt buộc để được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam.

 

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

 

Như vậy, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam thì không có quyền thành lập hộ kinh doanh.

 

2.  Làm thế nào để người nước ngoài được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

 

Trường hợp người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh thì phải đủ điều kiện và tiến hành nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch 2008 và Nghị định 16/2020/NĐ-CP. Hoặc người nước ngoài có thể ủy quyền cho công dân Việt Nam thành lập hộ kinh doanh.

 

Người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.

 

Các bước nhập quốc tịch Việt Nam:

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

 

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

 

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

 

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

 

– Bản khai lý lịch;

 

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

 

Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

 

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt, gồm: bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (bao gồm bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung cấp chuyên nghiệp); bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì sẽ bị kiểm tra trong quá trình xin nhập quốc tịch.

 

– Bản sao Thẻ thường trú;

 

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam, gồm: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam;

 

– Nếu con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì cần bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

 

– Đối với người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần cung cấp các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn. Tuy nhiên, họ sẽ phải nộp giấy tờ để chứng minh điều kiện được miễn:

 

+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

 

+ Nếu có cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;

 

+ Huân chương, huy chương… đối với người có công lao đặc biệt…

 

– Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh các điều kiện được phép như:

 

+ Giấy tờ chứng minh việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng;

 

+ Bản cam kết của người đó về nội dung: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

 

Xem thêm:  Hoá đơn từ máy tính tiền

 

Công ty Cổ phần VAT tự hào luôn cung cấp các dịch vụ tốt nhất:

 

- Dịch vụ tư vấn thành lập Doanh nghiệp, thay đổi bổ sung đăng ký kinh doanh

- Nhà phân phối Hóa đơn điện tử, Chữ ký số và Phần mềm Bảo hiểm xã hội

- Nhà cung cấp và phân phối Phần mềm kế toán ADSOFT, EASYBOOK

- Trung tâm đào tạo kế toán VAT liên tục đào tạo các lớp: Kế toán Trưởng, Kế toán Tổng hợp, Kế toán Xây dựng, Kế toán Xuất nhập khẩu, Kế toán Dịch vụ - Vận tải…

 

-> Chúng tôi luôn cam kết đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng

-> Tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, vướng mắc thuế, cách xử lý các tình huống liên quan đến Phần mềm kế toán, Hóa đơn điện tử

-> Đội ngũ nhân viên, giáo viên nhiều kinh nghiệm am hiểu về luật thuế có thể hỗ trợ đơn vị, học viên bất cứ lúc nào

 

Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ số điện thoại 0905.625.625 hoặc 0945.625.625!

 

Chia sẻ bài viết: 



Bản quyền 2015: Trung tâm đào tạo kế toán VAT

Địa chỉ: 314 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng

Điện thoại: 02253.625.625 - 0905.625.625

Email: vatjsc@gmail.com

Facebook: "Cộng đồng kế toán VAT"

0905.625.625